Ngay khi còn là học sinh cấp II, Phan Thu Hà đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành giảng viên Đại học giống như bố mình. Trải qua rất nhiều hành trình trải nghiệm, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và vốn sống, cô giáo Thu Hà quan niệm: “Để trở thành một giáo viên, bạn phải có một vốn kiến thức sâu và rộng để truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho các thế hệ học trò tiếp nối. Tôi luôn tin mình sẽ trở thành người cầm phấn trên bục giảng, vì vậy tôi luôn cố gắng hết sức mình trong suốt quãng thời gian đi học. Mong rằng bản thân sẽ trở thành một người lái đò tốt nhất đối với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên”.
Nhận thức được tôn chỉ này, cô giáo Hà đã đạt được nhiều thành tích học thuật ấn tượng như: Một trong sáu sinh viên xuất sắc đến từ Đại học Hà Nội và Đại học Ngoại thương được chọn tham gia chương trình tham quan học tập tại doanh nghiệp Nhật Bản; Được chọn là sinh viên tham gia chương trình trao đổi 1 năm tại Đại học Kokugakuin (Nhật Bản).
Bên cạnh đó, cô giáo Hà cũng nhận được nhiều học bổng từ nhiều tổ chức tên tuổi như: Học bổng JASSO cho 1 năm học, Học bổng Acecook Việt Nam Global Scholarship 2016-2017, Học bổng của trường Đại học Hà Nội dành cho sinh viên với thành tích học tập xuất sắc trong 6 học kỳ/tổng 8 học kỳ.
Giảng viên Phan Thu Hà nhận bằng Cao học loại xuất sắc tại Đại học công lập Ochanomizu (Nhật Bản) |
Năm 2018, Phan Thu Hà tốt nghiệp thủ khoa Khoa Ngôn ngữ Nhật, Đại học Hà Nội và nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản (MEXT) cho chương trình cao học và nghiên cứu sinh.
Ngay cả khi xa quê, tiếp cận với phương pháp học tập hoàn toàn mới và gặp nhiều khó khăn, thử thách của chương trình đào tạo Thạc sĩ, nhưng điều đó cũng không làm khó được Thu Hà. Cô vinh dự kết thúc chương trình thạc sĩ Đại học công lập Ochanomizu với điểm tổng kết 3.44/4.0 – một điểm số đáng nể, và trở thành gương mặt đại diện cho khối du học sinh của khoa.
Trước khi trở về Việt Nam, Phan Thu Hà còn được cử sang Khoa Ngôn ngữ Nhật, Đại học New South Wales Sydney (Australia) để thực tập giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đào tạo ngắn hạn.
Cô Thu Hà thực tập giảng dạy Ngôn ngữ Nhật tại Đại học New South Wales Sydney (UNSW). |
Thành tích ‘siêu khủng’ này đã giúp Thu Hà nhận được nhiều trường lời mời tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, trái tim một lòng hướng về cội nguồn đã khiến cô từ chối tất cả các cơ hội tại nước ngoài và quay trở về Việt Nam để bắt đầu sự nghiệp giáo dục.
Khi về nước, là một giảng viên trẻ, nhưng cô Phan Thu Hà đã không mất nhiều thời gian để tiếp cận và làm quen với môi trường giáo dục Đại học tại Việt Nam. Cô hoàn toàn thấu hiểu và đồng cảm được với những suy nghĩ và trăn trở của các bạn sinh viên. Cô Hà chia sẻ: “Trong mỗi lớp học, thay vì tập trung sự chú ý vào màn “trình diễn” của bản thân, tôi hướng sự chú ý tới phản ứng, trải nghiệm giờ học của các bạn học sinh hơn để hiểu các bạn muốn gì, cần gì hay cần điều chỉnh chương trình, thái độ như thế nào đối với mỗi lớp học. Tôi coi trọng sự phù hợp, linh hoạt hơn là rập khuôn gò bó”.
Kể từ khi bước vào sự nghiệp giảng dạy tới nay, giảng viên Thu Hà đã trải nghiệm công việc giảng dạy ở nhiều vị trí, từ trong nước tới môi trường Nhật Bản và Australia. Do vậy, cô Hà luôn lồng ghép được cả những câu chuyện thú vị vào trong những bài giảng để cho tiết học thêm thực tế và sinh động.
Sinh viên của cô Hà nhận xét cô giáo là một người khá hiền, không nghiêm khắc và chưa bao giờ mắng học sinh cả. Cô tâm sự, là một người giáo viên nghiêm khắc thì học sinh sẽ “sợ” và cố gắng hoàn thành bài tập hơn, nhưng cô tin rằng một người giáo viên “hiền” thì cũng có cách để các em chủ động học tập và tiếp thu tốt kiến thức. Nếu phải phê bình, cô chọn cách diễn đạt nhẹ nhàng, uyển chuyển để các em không cảm thấy tiêu cực.
Ngoài ra, cô còn thường xuyên sản xuất các video trên nền tảng YouTube như một cách truyền cảm hứngcho sinh viên ngoài việc giảng dạy trên giảng đường. Trong thời đại công nghệ truyền thông phát triển như hiện nay, các bạn sinh viên có rất nhiều nguồn học khác ngoài việc học trên lớp. Do vậy, người giảng viên cần cân nhắc xây dựng chương trình và phương pháp giảng dạy dựa trên động lực học của các em, để các em tham gia tích cực trong giờ học.
Kênh Youtube truyền cảm hứng tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Nhật cho các bạn sinh viên của giảng viên Phan Thu Hà |
Ở tuổi 26, Phan Thu Hà đang là giảng viên cơ hữu tại Khoa ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Đại Nam, đem tới một “luồng gió mới” bằng những bài giảng lôi cuốn và chất lượng chuẩn quốc tế cho khoa. Với cô, “Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản luôn là ngôi nhà thứ hai”.
Hầu hết, các bạn sinh viên của Khoa đều bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho thành tích và phong cách giảng dạy của nữ giảng viên trẻ. Cô bộc bạch: “Tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với sinh viên trường đại học Đại Nam ngay từ những ngày đầu về trường làm việc. Mỗi khi các em sinh viên đến tìm tôi và nhờ giải đáp những thắc mắc và khúc mắc trong học tập, cuộc sống, tôi đều cảm thấy rất vui vì đã được các em tin tưởng. Càng vui hơn khi thấy các em sinh viên cảm thấy thích thú khi học những lớp mình giảng, xem những video YouTube do mình sản xuất”.
Giảng viên Thu Hà cũng có những đánh giá riêng về sự khác biệt giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên mà cô đã từng dạy ở nước ngoài. Cô cho rằng sinh viên tại Đại học Đại Nam thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo không kém gì sinh viên tại các nước phát triển. Sinh viên ở Việt Nam một phần học tiếng Nhật do yêu thích, nhưng đa số là để phục vụ tương lai sự nghiệp. Do vậy, các em thường rất tích cực trong thời gian học, khiến cả và trò cảm thấy mỗi giờ học là mỗi giờ vui.
Giảng viên Thu Hà luôn thể hiện tác phong nghiêm túc và chuyên nghiệp trên giảng đường Đại học |
Chia sẻ thêm về lí do chọn làm việc tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Đại Nam, Phan Thu Hà cảm thấy đồng điệu với lí tưởng giáo dục đặt sinh viên là trung tâm của khoa.
Kể từ khi thành lập, toàn bộ ban lãnh đạo, giảng viên và cán bộ tổ chức của Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản luôn nỗ lực trong công tác đào tạo cũng như chăm sóc sinh viên. Với giáo trình chuẩn Nhật, cùng những hoạt động ngoại khóa, giới thiệu công việc đa dạng, 100% các em sinh viên của khoa đều xin được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, với mức lương từ 500 USD trở lên.
Khoa luôn tạo ra môi trường làm việc trẻ trung, năng động, vì vậy cô rất thoải mái khi chia sẻ những quan điểm về chuyên môn. Các đồng nghiệp ở khoa cũng rất thân thiện, gắn bó, khiến cô cảm thấy môi trường làm việc như một ngôi nhà thứ hai. Nữ giảng viên xinh đẹp nhắn nhủ với các em sinh viên rằng, tiếng Nhật là một ngôn ngữ đầy thử thách những cũng rất thú vị và đem lại đến nhiều cơ hội trong tương lai. Chỉ cần các bạn sinh viên vững tâm, bền trí học tập ngôn ngữ này, chắc chắn các em sẽ hái được trái ngọt.
| Sẽ xét thăng hạng với giảng viên ra sao? Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp với ... |
| Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên theo Đề án 89 có điểm gì đặc biệt? Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các ... |