TIN LIÊN QUAN | |
Vì đâu Nhật Bản muốn chế tạo vũ khí tên lửa siêu thanh? | |
Elon Musk xướng danh 'sát thủ' của chiến đấu cơ Mỹ F-35 |
Tổ hợp phòng không Derivatsiya – PVO. (Nguồn: Sputnik) |
Sau khi tổ hợp này vượt qua các bài kiểm tra cấp nhà nước và đi vào hoạt động, khả năng của lưc lượng phòng không chống lại các mối đe dọa từ trên không sẽ tăng lên đáng kể.
Dự án pháo phòng không tự hành mới được nhắc đến từ năm 2017 tại Diễn đàn Army. Những người tham gia Diễn đàn cũng đã được thấy mô hình chiếc xe Derivatsiya - PVO được giới thiệu tại Army-2018. Tổ hợp đặt trên khung gầm BMP-3, trang bị mô-đun chiến đấu với pháo cao xạ 57 mm - đây là bí quyết chính. Tốc độ bắn 120 viên mỗi phút, sơ tốc đạn - 1000 mét mỗi giây, tầm bắn - lên tới 10 km, cơ số đạn - 148 viên, Derivatsiya - PVO có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao 4,5 nghìn mét. Đáng chú ý là pháo phòng không AZP-57 phát triển từ những năm 1940, sau khi hiện đại hóa sâu được sử dụng như vũ khí chính. Một súng máy PKTM 7.62 mm với 500 viên đạn được sử dụng kết hợp.
Mô-đun chiến đấu không có người và điều khiển từ xa, làm gia tăng đáng kể sự an toàn của đội xe 3 người - lái xe, xạ thủ và chỉ huy. Thiết bị phát hiện và bám sát mục tiêu thụ động là hệ thống quang điện tử (OES) do công ty Peleng phát triển, có chế độ quan sát vòng tròn với khả năng giám sát từng khu vực riêng biệt. Đội xe Derivatsiya - PVO có thể phát hiện mục tiêu có kích thước 2,3 x 2,3 mét ở khoảng cách lên tới 10 km.
Khung gầm bánh xích BMP-3 cho phép tổ hợp hành động trong đội hình chiến đấu của các đơn vị mặt đất và hoạt động ngay trên đường hành quân hay trong chiến trận. Xe có tốc độ lên tới 70 km mỗi giờ trên đường cao tốc, có khả năng chạy 600 km, vượt qua các ao, rãnh nước. Vỏ giáp phía trước có thể chịu được một viên đạn xuyên giáp 30 mm từ khoảng cách 200 mét, nóc xe và hai bên thành chịu được đạn cỡ nòng 12,7 mm từ khoảng cách tương tự. Nếu cần thiết, có thể lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động.
Mối đe dọa từ mô đun không người điều khiển
Dự kiến Derivatsiya - PVO sẽ thay thế cựu chiến binh - pháo phòng không tự hành Shilka, cũng như bổ sung cho tên lửa - pháo phòng không Tunguska và Panshir. Hai tổ hợp này mặc dù được coi là vũ khí tiên tiến, nhưng nếu không có sự hỗ trợ, sẽ rất khó chống lại các mối đe dọa từ trên không - khả năng của pháo 30 mm không đủ để tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa. Mà chính tầm bắn là một đặc điểm chính của hệ thống pháo phòng không hiện đại.
Theo ông Viktor Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc: "Sự lựa chọn cỡ nòng pháo cao xạ có liên quan đến mục đích chính - chống lại các máy bay không người lái (UAV). UAV tấn công được thiết kế để sử dụng hỏa lực điều khiển, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách vài km. Cách đây không lâu, UAV Mỹ Reaper từ khoảng cách xa đã tiêu diệt Tướng Suleimani, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Hiện giờ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các thiết bị với vũ khí tầm xa tại Idlib. Từ khoảng cách mà máy bay không người lái phát động tấn công, pháo cỡ 23 và 30-mm đơn giản là bất lực".
Theo chuyên gia, cỡ nòng 57 mm cho phép tiêu diệt các UAV có độ chính xác cao. Derivatsiya - PVO tiêu diệt các UAV trước khi chúng phóng tên lửa. Ngoài ra, đạn pháo mới sở hữu những thuộc tính không thể có trong đạn có kích thước nhỏ hơn - đặc biệt đã phát triển loại đạn có thể điều chỉnh quỹ đạo bay để bắn trúng mục tiêu. Ngoài ra, cỡ 57 mm mở rộng trường phá hủy bằng các mảnh đạn, giúp đơn giản hóa việc tiêu diệt các máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Derivatsiya - PVO đặc biệt có liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của UAV trong những năm gần đây, chuyên gia nhấn mạnh, Máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi tại tất cả các điểm nóng, như có thể thấy ở Syria. Tuy nhiên, tổ hợp mới này có khả năng chống lại các mục tiêu khác như máy bay và trực thăng của đối phương. Derivatsiya - PVO có thể bắn hạ tên lửa hành trình tầm xa nếu chúng bay qua khu vực trong tầm tác xạ của hệ thống.
Cuối cùng, pháo tự hành mới sẽ được sử dụng ở cấp chiến thuật, nơi có thể va chạm trực tiếp với lực lượng mặt đất đối phương. Trong trường hợp này, tổ hợp vũ khí có thể chiến đấu chống lại các mục tiêu mặt đất. Đối với mục đích này, trong trang bị của Derivatsiya - PVO có đạn xuyên giáp.
Trên đất liền và trên biển
Sử dụng đạn xuyên giáp, tổ hợp mới là một phương tiện hiệu quả để chống lại xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh của đối thủ tiềm năng. Hiện nay, trên thế giới, những loại xe này không có khả năng chịu được tác động từ đạn 57 mm. Và để tiêu diệt bộ binh, sẽ có đạn nổ phân mảnh hiệu suất cao. Kinh nghiệm sử dụng pháo phòng không chống lại các mục tiêu mặt đất trong các cuộc xung đột vũ trang đã cho thấy hiệu quả cao.
Quân đội Liên Xô thường dùng Shilka khai hỏa vào vị trí địch quân ở Afghanistan. Và tại Syria, cả lực lượng Chính phủ và đối thủ đều sử dụng rộng rãi pháo phòng không ZU-23 gắn trên các phương tiện bánh hơi hay bánh xích.
Tuy nhiên, phạm vi của Derivatsiya - PVO không chỉ giới hạn ở điều này. Đầu tháng 2, đại diện Tập đoàn Uralvagonzavod nói về việc phát triển phiên bản hải quân của tổ hợp, dành cho các tàu chiến mới của Nga. Theo các nhà thiết kế, hệ thống này sẽ hiệu quả không kém tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm gần, nhưng giá thành sẽ rẻ hơn nhiều.
National Interest kể về "cơn ác mộng" đối với Hải quân Mỹ TGVN. Mỗi tàu chiến của Nga đều được trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh, đó là một kịch bản ác mộng mà Hải ... |
Chuyên gia nói về sự vượt trội của 'vũ khí tương lai' do Nga sáng chế TGVN. Nga vượt trước các đối thủ cạnh tranh trong việc phát triển vũ khí hiện đại - đó là nhận định của ông Andrey ... |
Đối phó với Nga, Mỹ sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm tấn công đa năng TGVN. Trang tin USNI của Học viện Hải quân Mỹ dẫn nguồn dự thảo ngân sách quốc phòng tài khóa 2021 cho hay, Washington muốn ... |