Nhỏ Bình thường Lớn

Phản ứng 'gắt', Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; cơ quan này đóng vai trò như thế nào?

Liên quan đến việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga, vậy cơ quan này đóng vai trò gì và cách thức hoạt động ra sao?
Xung quanh việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một cơ quan gồm 47 thành viên, chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người trên toàn thế giới. (Nguồn: Gchragd)

Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine để xem xét dự thảo Nghị quyết về việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) của Nga.

Sau khi Đại hội đồng xem xét, thông qua Nghị quyết, đại diện Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Sau cuộc bỏ phiếu, một số quốc gia cho rằng việc đình chỉ này là quá sớm, vì các cuộc điều tra ở Ukraine vẫn đang được tiến hành. Trong khi đó, Nga lên án Nghị quyết là "bất hợp pháp và mang động cơ chính trị".

Vậy Hội đồng Nhân quyền đóng vai trò gì và cách thức hoạt động ra sao?

Vai trò của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một cơ quan gồm 47 thành viên "chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người trên toàn thế giới".

Cơ quan này nhóm họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva để thảo luận về các vấn đề nhân quyền và các tình huống nảy sinh trong năm.

Hội đồng Nhân quyền họp ít nhất 3 lần một năm và có quyền triệu tập các phiên họp đặc biệt để giải quyết các trường hợp khẩn cấp về vi phạm nhân quyền.

Các thành viên thảo luận và tranh luận về các vấn đề nhân quyền theo từng chủ điểm hoặc từng quốc gia cụ thể trong các phiên họp, thương lượng và soạn thảo các nghị quyết cũng như thông qua các báo cáo. Hội đồng soạn thảo, thông qua hoặc bác bỏ các nghị quyết.

Năm 2021, các phiên họp đặc biệt đã được triệu tập để giải quyết "các mối quan tâm về nhân quyền và tình hình ở Afghanistan" vào tháng 8, "tình hình nhân quyền ở Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng" vào tháng 5 và "các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Myanmar tới vấn đề nhân quyền" vào tháng 2.

Hội đồng Nhân quyền cũng hợp tác chặt chẽ với Cơ chế đặc biệt của Liên hợp quốc, bao gồm các chuyên gia độc lập về nhân quyền, được cử đến các quốc gia để báo cáo và tư vấn về các vấn đề nhân quyền. Các chuyên gia này có trách nhiệm nộp báo cáo hàng năm cho Hội đồng Nhân quyền.

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), bao gồm việc kiểm tra tất cả các hồ sơ nhân quyền của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là một trong những chức năng chính của Hội đồng.

Các cuộc đánh giá được thực hiện bởi một nhóm công tác bao gồm tất cả 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền và được hỗ trợ bởi một nhóm gồm ba quốc gia, được gọi là troika, đóng vai trò là báo cáo viên.

Hội đồng Nhân quyền cũng có một Ủy ban Cố vấn, bao gồm 18 chuyên gia về nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới, đóng vai trò là cơ quan tư vấn của Hội đồng. Ủy ban này thực hiện và trình bày nghiên cứu theo yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền.

Xung quanh việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga
Tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có thể bị bãi bỏ bởi một cuộc bỏ phiếu thống nhất bởi ít nhất 2/3 đa số quốc gia thành viên của Đại hội đồng gồm 193 thành viên, không tính phiếu trắng. (Nguồn: TASS)

Cơ cấu của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng LHQ này được thành lập vào ngày 15/3/2006.

Các quốc gia tuyên bố ứng cử và sau đó được Đại hội đồng LHQ bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 3 năm.

Thành viên của Hội đồng Nhân quyền được cơ cấu dựa trên phân bố địa lý, chẳng hạn như 8 ghế dành cho các quốc gia Mỹ Latin hoặc Caribe và 13 ghế dành cho các nước châu Phi.

Nga là một trong 6 quốc gia thành viên ở khu vực Đông Âu, sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2023.

Vào tháng 10/2021, Mỹ được bầu trở lại vào Hội đồng Nhân quyền và nhiệm kỳ 3 năm của Mỹ bắt đầu từ tháng 1/2022.

Tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể bị bãi bỏ bởi một cuộc bỏ phiếu thống nhất bởi ít nhất 2/3 đa số quốc gia thành viên của Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên, không tính phiếu trắng.

Quốc gia nào đã bị Hội đồng Nhân quyền đình chỉ hoạt động?

Năm 2011, Libya là quốc gia đầu tiên bị Hội đồng Nhân quyền LHQ đình chỉ hoạt động sau một cuộc đàn áp của chính phủ đối với những người biểu tình không vũ trang.

Đến nay, Nga là quốc gia thứ hai bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 để phản đối cái mà Mỹ coi là “thành kiến cố chấp” chống lại Israel, cũng như sự khoan dung của Hội đồng Nhân quyền đối với những thành viên vi phạm nhân quyền khác.

Theo Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley, việc kết nạp Congo làm thành viên, cũng như tình trạng vi phạm nhân quyền chưa được giải quyết ở Venezuela và Iran, đã cho thấy "sự thiên vị chính trị" của Hội đồng.

Dưới thời chính quyền Biden, Mỹ được bầu trở lại làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 10/2021.

Đại hội đồng LHQ họp về tình hình Ukraine xem xét Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nga

Đại hội đồng LHQ họp về tình hình Ukraine xem xét Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nga

Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine ...

Tổng thống Nga và lời nhắc nhở về thứ vũ khí kinh tế 'tưởng không mạnh, mà mạnh không tưởng'

Tổng thống Nga và lời nhắc nhở về thứ vũ khí kinh tế 'tưởng không mạnh, mà mạnh không tưởng'

Đối phó với hàng loạt lệnh trừng phạt đến từ Mỹ và đồng minh, Tổng thống Vladimir Putin đã ổn định đồng Ruble và cho ...

(theo Washington Post)