Phản ứng ngày càng 'cứng', Nhật Bản đang 'khuấy' những cơn 'sóng ngầm' trong quan hệ Nhật-Trung?

TGVN. Quan hệ Nhật-Trung đang có dấu hiệu đi xuống, sự hòa giải thường được căn cứ vào những tính toán thực dụng thay vì sự đồng điệu trong quan điểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nhật-Trung-Hàn nhất trí phối hợp nhằm đối phó bất ổn tài chính
Nhật-Trung-Hàn cam kết thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu
5937 1000x 1
Quan hệ Nhật-Trung đang có những dấu hiệu đi xuống khi các biện pháp hòa giải vẫn chưa được thực hiện. (Nguồn: Bloomberg)

Chuyến thăm được kỳ vọng có thể không diễn ra

Kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đang đứng trước dấu hỏi lớn trong bối cảnh quan hệ song phương Trung-Nhật vốn đã phức tạp do lịch sử thời chiến và các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông nay lại càng căng thẳng hơn vì dịch Covid-19 và việc Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong (Trung Quốc).

Mọi chuyện từng rất khác vào tháng 12 năm ngoái. Ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn tại thành phố Thành Đô, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã tới Bắc Kinh để có cuộc gặp kéo dài 45 phút với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đó là cuộc gặp thứ tư giữa hai nhà lãnh đạo từ sau chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 10/2018 của ông Abe, sự kiện mà tại đó ông Tập Cận Bình từng nói rằng hai nước nên “thúc đẩy đà phát triển liên tục trong mối quan hệ song phương theo đúng lộ trình, trên tinh thần ‘biến đối đầu thành hợp tác’”. Thời điểm đó, hai bên đã có sự phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình, được lên kế hoạch vào tháng 4 năm nay. Đây dự kiến là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc tới Nhật Bản từ năm 2008 và được nhiều người kỳ vọng là sẽ được chứng kiến việc ký kết hoặc thông báo một văn bản chính trị quan trọng nào đó đủ sức tạo nền tảng cho các mối quan hệ trong tương lai.

Chuyến thăm hồi tháng 4 đã bị hoãn lại do sự bùng phát của dịch Covid-19 và hiện giờ nhiều người thậm chí còn nói rằng sự kiện này sẽ không diễn ra trong năm nay. Đầu tuần này, hãng thông tấn Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono, một ứng cử viên tiềm năng cho cuộc đua vào vị trí lãnh đạo, cảnh báo rằng luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc đại lục áp dụng cho Hong Kong (Trung Quốc) sẽ “tác động rất lớn” tới kế hoạch đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tư cách khách mời của Nhật Bản.

Tin liên quan
Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc? Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Liu Jiangyong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, bình luận: “Nhiều người hy vọng rằng những hợp tác trong phòng chống dịch bệnh sẽ giúp hai bên cải thiện hơn nữa quan hệ song phương, song trên thực tế đang có những đợt sóng ngầm rất mạnh mẽ và tiềm ẩn không ít nguy cơ. (Quan hệ song phương) đã trượt dốc rất phức tạp, đẩy cả 2 tới tình thế nguy hiểm”.

Phản ứng của Tokyo ngày càng "cứng"

Trong vài tháng trở lại đây, dư luận Nhật Bản cũng ngày càng có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc.

Giới chỉ trích tại Nhật Bản cho rằng việc nước này phải hoãn Thế vận hội 2020 là do ông Abe đã không kịp thời ra lệnh cấm các du khách Trung Quốc tới Nhật Bản ngay từ tháng 1, khi đợt bùng dịch Covid-19 mới chỉ ở giai đoạn đầu. Thế vận hội 2020 bị hoãn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, sau 7 năm chuẩn bị và đầu tư tới hàng tỷ USD, đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế vốn đang chật vật của Nhật Bản, cũng như Chính phủ của ông Abe, một nội các với tỷ lệ ủng hộ hiện duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Một dấu hiệu khác cho thấy mối quan hệ đang ở tình trạng căng thẳng là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Abe chưa từng có bất kỳ trao đổi nào từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cho dù những hỗ trợ hào phóng từ phía Nhật Bản đã được dư luận Trung Quốc nồng nhiệt ca ngợi. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã 3 lần điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và 2 lần khác với Tổng thống Mỹ Donald Trump, bất chấp những xung đột trong cuộc chiến thương mại song phương.

Nhật Bản cũng là 1 trong 7 quốc gia ký vào bản tuyên bố chung hôm 17/6 thể hiện lập trường “đặc biệt quan ngại” về dự luật mới tại Hong Kong (Trung Quốc). Benoit Hardy-Chartrand, chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Temple ở Tokyo, cho rằng Nhật Bản đang gánh chịu những áp lực đối nghịch đồng minh lâu năm là Mỹ và đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc.

Ông Hardy-Chartrand nói: “Một mặt Nhật Bản không thể phủ nhận mối quan hệ quan trọng với Trung Quốc, vốn bắt đầu đi xuống từ năm 2018, trong khi mặt khác lại đối mặt với áp lực từ Mỹ và các đối tác phương Tây đòi hỏi phải thể hiện tình đoàn kết và thể hiện sự thống nhất trong việc phản đối luật an ninh quốc gia mới. Tokyo trước đó đã bày tỏ lo ngại về các cuộc biểu tình tại Hong Kong, song vẫn có rất nhiều chỉ trích cho rằng ông Abe chưa đủ cứng rắn và cương quyết chỉ vì Hội nghị thượng đỉnh đã được lên kế hoạch với Chủ tịch Tập Cận Bình".

Ông Hardy-Chartrand bình luận: “Giờ đây, khi lịch trình Hội nghị khó có thể diễn ra trong ngắn hạn, và cùng với những mâu thuẫn mới ở biển Hoa Đông, Tokyo nhiều khả năng sẽ cảm thấy ‘dễ’ tham gia cùng làn sóng phản đối (dự luật an ninh quốc gia tại Hong Kong) hơn”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng dù việc sử dụng từ “đáng tiếc” để miêu tả phản ứng đối với luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hong Kong có thể phản ánh một sự cứng rắn có chủ đích của Chính phủ Nhật Bản, Tokyo trên thực tế vẫn đang khá kiềm chế.

Giáo sư Yakov Zinberg, chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông Á tại trường Đại học Kokushikan ở Tokyo, nói: “Đây có thể là cụm từ hàm ý mạnh mẽ thứ hai mà Nhật Bản có thể sử dụng, song đằng sau là dụng ý sâu xa hơn. Trong những năm gần đây, Nhật Bản thường bị coi là không chủ động trong việc chỉ trích Trung Quốc và điều này diễn ra là bởi những lo ngại về kinh tế của Tokyo, cũng như mong muốn thúc đẩy thương mại song phương. Có nhiều vấn đề dễ gặp rủi ro và Tokyo sẽ không đi xa hơn bởi thương mại và mối quan hệ rộng lớn hơn với Bắc Kinh vẫn là điều rất quan trọng”.

Tuy nhiên, các chuyên gia thừa nhận quan hệ song phương có thể có những giai đoạn căng thẳng. Ông Hardy-Chartrand nhận định sự gập ghềnh này có thể sẽ tiếp diễn trong “ít nhất” là vài tháng tới, với thực tế là “sự hòa giải Trung-Nhật thường được căn cứ vào những tính toán thực dụng thay vì sự đồng điệu trong quan điểm”.

Nhật-Trung-Hàn cam kết thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu

Nhật-Trung-Hàn cam kết thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu

Sự hợp tác giữa 3 nền kinh tế lớn ở châu Á là hết sức quan trọng trong bối cảnh bất ổn gia tăng đối ...

Nhật-Trung đàm phán về an ninh sau 4 năm gián đoạn

Nhật-Trung đàm phán về an ninh sau 4 năm gián đoạn

Ngày 19/3 tại thủ đô Tokyo, các quan chức ngoại giao và quốc phòng của Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu cuộc đàm ...

Nhật-Trung: Chuyên gia họp bàn cải thiện quan hệ

Nhật-Trung: Chuyên gia họp bàn cải thiện quan hệ

Theo Kyodo, ngày 3/12, Ủy ban Hữu nghị Nhật Bản - Trung Quốc Mới cho thế kỷ XXI đã tổ chức cuộc họp chính thức ...

Thu Hiền (theo SCMP)

Đọc thêm

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

HLV Kim Sang Sik cùng trợ lý sẽ 'âm thầm' sang Hà Nội trước khi ra mắt chính thức công việc HLV trưởng đội tuyển Việt Nam vào ngày 6/5 ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần sự phê duyệt của cơ quan này.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động