Pháp - Iran: Còn nước còn tát

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Khi căng thẳng Mỹ - Iran tại Vùng Vịnh vẫn "nóng"  thì Pháp chào mời Iran 15 tỷ USD tín dụng. Đề nghị này của Pháp vừa là một lối thoát vừa là một cái bẫy cho Iran. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap iran con nuoc con tat Ngoại trưởng Pháp nêu mục đích thúc đẩy hạn mức tín dụng 15 tỷ USD cho Iran
phap iran con nuoc con tat Pháp - Iran với Hội nghị G7: Dẫu khó vẫn cố vớt vát
phap iran con nuoc con tat
Không có bên nào chịu đi bước trước nên vai trò trung gian hoà giải của bên thứ ba như Pháp hiện tại rất cần thiết và quyết định. (Minh họa của Jeff Darcy, trên trang Cleveland.com)
phap iran con nuoc con tat Hội nghị G7: “Kẻ tung người hứng”, Pháp – Iran chẳng làm Mỹ nao lòng

TGVN. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng Iran giữa Thượng đỉnh G7 là một nước cờ có tính toán của Tehran và Paris, song chưa ...

Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện vai trò trung gian hoà giải giữa Mỹ - Iran với ý tưởng mời chào Iran 15 tỷ USD tín dụng để đổi lấy một số nhượng bộ của Iran mà về cơ bản theo hướng đáp ứng những điều kiện, yêu cầu của Mỹ.

Điều kiện mới nào cho Iran

Ý tưởng này được phía Pháp đưa ra khi Mỹ tăng cường mức độ trừng phạt Tehran và Tổng thống Iran Hassan Rohani cho biết, nước này không sẵn sàng đàm phán song phương với Mỹ nhưng không loại trừ khả năng có thể chấp nhận đàm phán với Mỹ trong một khuôn khổ diễn đàn đa phương nào đấy.

Trước đó, khi chủ trì hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G7 tại Biarritz, phía Pháp bất ngờ mời Bộ trưởng ngoại giao Iran Javad Zarif đến Biarritz. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn có cuộc gặp riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin và sau đấy, ở bên lề sự kiện kia của nhóm G7, đã gặp riêng Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump không phản đối việc phía Pháp mời ông Zarif đến Biarritz mà khi ở đấy còn khẳng định là luôn sẵn sàng gặp lãnh đạo Iran. Cho tới thời điểm hiện tại, phía Mỹ chưa thể hiện phản ứng gì về đề nghị mới nói trên của Pháp. Ông Macron chắc chắn đã phải tham vấn ông Trump ở Biarritz về ý tưởng này bởi nó chỉ có thể khả thi nếu không bị phía Mỹ phủ quyết.

Khi xưa, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đưa ra 12 điều kiện buộc Iran phải đáp ứng nếu muốn được phía Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn những biện pháp trừng phạt và cấm vận. Trong thực chất thì tựu trung lại ở 3 yêu sách chính là Iran phải từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, phải chấp nhận đàm phán với Mỹ cả về chương trình tên lửa và phải chấm dứt chính sách bất lợi đối với những đồng minh quân sự và đối tác chiến lược của Mỹ ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Ông Trump muốn sự đáp ứng của Iran về những yêu sách này được văn kiện hoá trong thoả thuận mới giữa Mỹ và Iran.

Bây giờ, phía Pháp đưa ra những điều kiện sau cho Iran để đổi lấy khoản vay tín dụng 15 tỷ USD nói trên. Điều kiện thứ nhất là Iran tiếp tục tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh thoả thuận năm 2015 về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA). Điều kiện thứ hai là góp phần đảm bảo an ninh khu vực và chấp nhận đàm phán về vấn đề an ninh ở khu vực cũng như về chương trình hạt nhân của Iran cho thời kỳ sau năm 2025, tức là sau khi JCPOA hết hiệu lực.

Cho tới thời điểm hiện tại, quan điểm chính thức của phía Iran là, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA và lại áp dụng những biện pháp chính sách trừng phạt Iran thì trên nguyên tắc, Iran cũng không còn bị ràng buộc gì vào thoả thuận này nữa, nhưng Iran sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nó nếu như và chừng nào các bên khác cùng tham gia ký kết JCPOA đảm bảo lợi ích của Iran không bị tổn hại. Phía Iran cho biết, chỉ sẵn sàng đàm phán lại nếu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Từ đó có thể thấy, phía Iran tách bạch việc tiếp tục thực hiện JCPOA với việc đàm phán lại về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Ý tưởng hay sáng kiến mới nói trên của Pháp kết hợp hai điều này lại với nhau.

“Củ cà rốt”, lối thoát hay cái bẫy?

Lợi ích của Pháp và EU trước hết là duy trì hiệu lực của JCPOA và sau đấy mới là đàm phán giữa Mỹ và Iran về thoả thuận mới. Muốn duy trì được hiệu lực của JCPOA trong khi Mỹ đã rút ra khỏi thỏa thuận thì chỉ còn cách là các bên còn lại tiếp tục thực hiện JCPOA. Khoản tín dụng 15 tỷ USD kia chính là củ cà rốt được Pháp đưa ra để Iran đồng ý tiếp tục thực hiện JCPOA trong khi Mỹ duy trì những biện pháp chính sách trừng phạt và cấm vận Iran.

Đối với Iran, đấy trong thực chất là kịch bản nhận củ cà rốt từ Pháp và EU trong khi chịu bị gậy phang của Mỹ. Những điều kiện mà phía Pháp đặt ra cho Iran để đổi lấy khoản tín dụng 15 tỷ USD này hàm ý trong thực chất những điều kiện và yêu sách của Mỹ đối với Iran.

Điều khiến phía Mỹ ngần ngại nhất ở ý tưởng này của Pháp là, Iran có nguồn tiền mới trong khi mục tiêu cốt lõi của cái gọi là "Chiến lược gia tăng áp lực tối đa" của Mỹ đối với Iran là làm cạn kiệt mọi nguồn thu của Iran. Nhưng nếu đem ra cân đong đo đếm để so sánh lợi hại đối với Mỹ thì nếu phía Iran chấp nhận đề nghị mới này của Pháp sẽ có lợi nhiều hơn là bất lợi cho Mỹ, đặc biệt là nó tạo cớ thuận lợi cho ông Trump giảm căng thẳng và đối đầu với Iran mà không bị tổn hại thể diện, đồng thời tận dụng được tác động dân tuý của sự việc ở Mỹ.

Đối với Iran, đề nghị này của Pháp vừa là một lối thoát vừa là một cái bẫy. Nó là lối thoát vì có được nguồn tiền khác bù đắp cho thiệt hại bởi chính sách trừng phạt của Mỹ và tiếp tục phân hoá EU với Mỹ. Nó là cái bẫy bởi không bao hàm bất cứ cam kết nào của Mỹ mà chỉ là cuộc chơi riêng giữa Iran và EU.

Nếu chỉ như hiện tại thì ý tưởng này của Pháp chưa thể khả thi trên thực tế. Nhưng nó lại là cơ sở tích cực để các bên liên quan cùng nhau tìm cách khắc phục mối bất hoà và đối địch hiện tại giữa Mỹ và Iran. Nó cho thấy Pháp và EU chủ trương còn nước còn tát và đang đi đúng hướng. Nó cũng còn báo hiệu là cả Mỹ lẫn Iran hiện đã bắt đầu tìm cách thích hợp nhất để giảm căng thẳng và đối địch. Vì sẽ không có bên nào chịu đi bước trước nên vai trò trung gian hoà giải của bên thứ ba như Pháp hiện tại rất cần thiết và quyết định.

Dịch Dung

phap iran con nuoc con tat Trước thềm thượng đỉnh G7, Tổng thống Pháp gặp Ngoại trưởng Iran

TGVN. Ngày 23/8, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thảo luận với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif về chương trình ...

phap iran con nuoc con tat Tổng thống Mỹ cáo buộc lãnh đạo Pháp gửi tới Iran 'những tín hiệu lộn xộn'

TGVN. Ngày 8/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, không ai được phép đại diện cho Washington trong việc trao đổi với Iran.

phap iran con nuoc con tat Pháp bác tin mời Tổng thống Iran tham dự hội nghị thượng đỉnh G7

TGVN. Ngày 7/8, một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết, Tổng thống Emmanuel Macron không mời người đồng cấp Iran Hassan Rouhani tới tham ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/4/2024: Tuổi Thìn thu nhập tăng cao

Xem tử vi 26/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 26/4/2024: Bạch Dương chi tiêu hợp lý

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 26/4/2024: Bạch Dương chi tiêu hợp lý

Tử vi hôm nay 26/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động