Tuy nhiên, ông Macron vẫn chưa nắm giữ bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào liên quan tới vấn đề trên.
Trả lời báo chí, ông Macron cho biết: "Chúng tôi sẽ tấn công vào những nơi sản xuất vũ khí hóa học khi chúng tôi có được bằng chứng rằng các loại vũ khí bị cấm đó được đem ra sử dụng tại Syria".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: AP) |
Mặc cho những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, Syria liên tục tuyên bố nước này đã phá hủy kho vũ khí của mình một vài năm trước đây, việc phá hủy này được công nhận bởi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
Tổng thống Pháp đã có buổi điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Macron đã bày tỏ quan ngại về việc khí chlorine có thể đã được sử dụng để chống lại dân thường vài tuần trước đây.
Năm 2013, Syria đã ký hiệp ước quốc tế cấm vũ khí hoá học và cho phép các nhà phân tích tiêu hủy kho vũ khí của họ đồng thời ngăn chặn sự trả đũa của Hoa Kỳ bởi những cáo buộc của Washington về một cuộc tấn công khí độc gần Damascus đã giết chết hơn 1.000 người. Năm 2017, Washington một lần nữa cáo buộc Syria sử dụng khí độc để tấn công các mục tiêu của quốc gia này.
Trong những tuần gần đây, các nhân viên cứu hộ, các nhóm cứu trợ và Hoa Kỳ đã buộc tội Syria nhiều lần sử dụng khí chlorine, vốn được sử dụng hợp pháp để lọc nước, như một vũ khí hoá học chống lại các thường dân ở Ghouta và Idlib.
Pháp, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã rất khó khăn trong việc đấu tranh để gây ảnh hưởng đến Syria. Các nhà phê bình tố cáo ông Macron do thiếu hành động thiết thực và vì ông đã không đưa ra một định nghĩa rõ ràng rằng liệu việc sử dụng chlorine có phải là một cuộc tấn công hóa học hay không.
Pháp và Liên hợp quốc đã nhiều lần kêu gọi ngừng bắn và mở các hành lang trợ giúp để giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria. Nga, đồng minh mạnh nhất của chính quyền Assad, cho biết vào tuần trước rằng một cuộc ngưng bắn là không thực tế.