TIN LIÊN QUAN | |
Châu Phi - “đấu trường” mới giữa Trung - Nhật | |
Nhật Bản nỗ lực giành ảnh hưởng tại châu Phi |
Các doanh nghiệp Pháp mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại châu Phi. (Nguồn: Le Figaro) |
Tham dự hội nghị có 2.300 doanh nghiệp, trong đó một nửa đến từ châu Phi, đại diện cho các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Cơ hội cốt yếu của ngoại giao kinh tế Pháp
Được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động nối tiếp, Hội nghị thượng đỉnh Pháp - châu Phi tổ chức tháng 12/2015 và trước khi các nhà lãnh đạo Pháp và châu Phi gặp lại nhau vào tháng 1/2017 tại Bamako (Mali). Hoạt động này mang đậm tính “kinh doanh”, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Pháp đối với châu Phi vì Pháp dường như đang cố gắng “thu hoạch” từ sự năng động của châu lục này.
Song song với các cuộc thảo luận bàn về các thách thức của lục địa đen, mục tiêu của “Gặp gỡ châu Phi 2016” nhằm tăng cường hợp tác mang lại lợi nhuận, thông qua 4.300 các cuộc gặp riêng giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
Phát biểu khai mạc hội nghị, Quốc vụ khanh Pháp phụ trách Ngoại thương, ông Matthias Fekl, cùng Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính Michel Sapin đều nhấn mạnh: “Châu Phi là một cơ hội cốt yếu của ngoại giao kinh tế Pháp”.
Châu Phi là đối tác nhập khẩu thứ hai của Pháp (sau châu Âu), cũng là khu vực đứng thứ hai về thặng dư thương mại của Pháp. Đầu tư của Pháp tại châu Phi hiện đã tăng gấp 7 lần so với năm 2000. Về phần mình, các doanh nghiệp Pháp cũng mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại châu Phi.
Trong các cuộc gặp gỡ giữa các Đại sứ Pháp với các doanh nghiệp cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao Pháp lần thứ 24, châu Phi cũng đã được vinh danh khi được các doanh nghiệp Pháp quan tâm tìm hiểu nhiều nhất.
Cạnh tranh đầu tư
Bờ Biển Ngà là nước được các doanh nghiệp Pháp mong muốn đến đầu tư đứng hàng thứ ba thế giới. Sau nhiều năm xung đột và khủng hoảng, quốc gia Tây Phi này đang cất cánh mạnh mẽ với tăng trưởng GDP năm 2016 dự kiến đạt tới 8,6%. Bờ Biển Ngà là hiện thân của châu Phi đổi mới với sự nổi lên của các tầng lớp trung lưu, càng trở nên hấp dẫn do không bị tác động bởi việc giá năng lượng sụt giảm...
Tại châu Phi, các cơ hội không thiếu, trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, tiêu dùng, nông sản - thực phẩm, phân phối... Tuy nhiên, các doanh nghiệp Pháp cũng đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các nước mới nổi như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù xuất khẩu của Pháp tăng 4% nhưng Pháp vẫn đang mất các thị phần tại châu lục đen, bởi vì tăng trưởng của châu Phi nhanh hơn tăng trưởng xuất khẩu của Pháp.
Các doanh nghiệp châu Phi mong muốn hợp tác với các đối tác nước ngoài để tạo ra giá trị tại chỗ, tạo ra việc làm và giảm bớt bất bình đẳng. Hiện nay, tại châu Phi trong số 420 triệu thanh niên trong độ tuổi 15 đến 35 thì có tới 1/3 không có việc làm và 1/3 có việc làm nhưng rất bấp bênh.
Châu Phi: IMF dự báo kinh tế suy giảm tại Nam Sahara Nguyên nhân xuất phát từ suy giảm chỉ số kinh tế vĩ mô tại các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này dưới ... |
Tổng thống Ấn Độ thăm 3 nước châu Phi Hôm nay (12/6), Tổng thống Pranab Mukherjee bắt đầu chuyến công du 6 ngày tới Ghana, Cote d’Ivoire và Namibia. |
“Bà mối” cho thương mại Mỹ - Phi Xuất thân Kenya của Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến nhiều người châu Phi vui mừng và kỳ vọng đây sẽ là sự khởi đầu ... |