Phát biểu giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 17/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu Thủ tướng tiếp Hiệu trưởng ĐH Waikato (New Zealand)
phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu Việt Nam quyết tâm phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã

Thưa Quốc hội,

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa đồng chí, đồng bào,

Trước hết, Chính phủ xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm về các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 và các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính - NSNN 5 năm 2016 - 2020.

Trong những tháng qua, với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã quyết liệt triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội, tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, cải cách thủ tục hành chính, trật tự an toàn xã hội…

phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; tăng cường kỷ luật kỷ cương; kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả chi tiêu công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội; chống lợi ích nhóm, nhất là trong cổ phần hóa, đầu tư công; tăng cường phòng chống tham nhũng… Với phương châm nói đi đôi với làm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của cơ quan cấp trên, người đứng đầu từ trung ương đến địa phương. Tập trung nghiên cứu, xử lý những vấn đề mang tính chiến lược, vĩ mô, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, bức xúc xã hội, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, phục vụ hiệu quả các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực như Chính phủ đã báo cáo tại Phiên khai mạc Kỳ họp và nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu.

Tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát[i]. Dư nợ tín dụng 10 tháng tăng trên 12,5%; mặt bằng lãi suất giảm; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD. Xuất khẩu tăng 7,2%, cả năm ước tăng khoảng 8%. Vốn FDI thực hiện tăng 7,6%.        

Thu NSNN tăng 6,1%. Công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh, tăng 10,7%. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; sản lượng thủy sản tăng 2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%. Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng[ii]. Trên 91.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 18,3% về số lượng và 46,2% về vốn đăng ký; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 38,8%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm 28,8%. Tạo việc làm cho trên 1,34 triệu lao động. Tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí[iii]. Đã tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Mekong,  Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ 7, Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ 8 tại Hà Nội. Với tinh thần tương thân tương ái, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã cùng chung tay hỗ trợ người dân vùng bị lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống.

Với những kết quả nêu trên, có thể khẳng định chúng ta cơ bản đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016 như đã báo cáo Quốc hội. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch đã đề ra; đồng thời, khẩn trương chuẩn bị triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu.

Thưa Quốc hội,

Tại Kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã có nhiều câu hỏi chất vấn các thành viên Chính phủ. Trong 2 ngày qua, đã có 04 Bộ trưởng trực tiếp và 02 thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường. Chính phủ xin nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, nỗ lực cao nhất phấn đấu thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình về một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.

Về nợ công: Đây là vấn đề hệ trọng đối với kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia, được nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Có nhiều ý kiến cho rằng nợ công tăng nhanh, nếu tính đầy đủ đã vượt trần cho phép. Thời gian tới, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN và nợ công, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, tập trung rà soát các dự án sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại, bảo đảm khả năng tự trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm chi phí vay vốn, giảm thiểu rủi ro. Rà soát, sửa đổi bổ sung Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược và Chương trình quản lý nợ công trung hạn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công khai các thông tin về nợ công. Chính phủ có trách nhiệm tính toán đầy đủ và báo cáo  Quốc hội các giải pháp căn cơ, khả thi.

Nợ xấu là vấn đề rất quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ để  ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Như ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội, nợ xấu còn cao, xử lý chưa thực chất và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm; năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) còn hạn chế, tỷ lệ nợ xấu được xử lý qua VAMC rất thấp; thị trường mua bán nợ chưa phát triển...  Thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tập trung thu hồi nợ, thu giữ, định giá, phát mại tài sản; cải cách thủ tục tố tụng, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực cho VAMC; phát triển thị trường mua bán nợ. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, bảo đảm công khai minh bạch, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Tăng cường hiệu lực hiệu quả thanh tra, giám sát, xử lý căn bản tình trạng sở hữu chéo của các tổ chức tín dụng. Khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro và an toàn hệ thống.

Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã có chủ trương từ lâu nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Số lượng DNNN đã giảm mạnh; tuy nhiên tỷ lệ vốn bán ra mới đạt khoảng 8%. Thời gian tới, chúng ta phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường; thực hiện công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, ngăn ngừa thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Thoái hết vốn nhà nước tại những doanh nghiệp không cần nắm giữ. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DNNN. Thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện, trước mắt là những đơn vị sự nghiệp kinh tế công lập. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; sớm thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri có ý kiến về các dự án đầu tư lớn của tập đoàn, tổng công ty nhà nước chậm tiến độ, thua lỗ, lãng phí, phải dừng đầu tư, dừng hoạt động; công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập, chưa kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, có trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng[iv]. Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các dự án này; đánh giá đúng thực trạng tình hình; đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết và thu hồi tối đa vốn, tài sản nhà nước; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Đồng thời, chỉ đạo rà soát toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để có phương án xử lý phù hợp, không để lãng phí, thất thoát vốn; kiên quyết loại bỏ các dự án kém hiệu quả; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chủ đầu tư, nhà thầu, tiến độ thực hiện và chất lượng các dự án. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm cán bộ, sử dụng lao động trong DNNN; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Bảo vệ môi trường ở nước ta là vấn đề nổi cộm hiện nay, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm nhưng giải quyết chưa hiệu quả, còn nhiều hạn chế, yếu kém, như các vị đại biểu Quốc hội đã đánh giá. Ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của người dân và trật tự an toàn xã hội. Sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua là bài học đắt giá cần khắc phục, xử lý nghiêm và hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ liên quan; tinh thần chung là phải xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ trương xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương và người đứng đầu. Rà soát các quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ xả thải, chất thải, nhất là chất thải nguy hại. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo và ban hành quy chế ứng phó sự cố môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện. Từ năm 2017 sẽ tiến hành đánh giá, xếp hạng công tác bảo vệ môi trường của các địa phương. Đẩy mạnh thông tin truyền thông; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, cộng đồng và người dân trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

Về an toàn thực phẩm: Với quyết tâm lập lại trật tự trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, đề cao trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Trong năm 2016, đã thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với trên 200 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước, lập lại kỷ cương trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Xử lý ngay những vấn đề bức xúc, nhất là vật tư nông nghiệp giả, sử dụng trái phép hóa chất trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, công khai quy trình sản xuất. Nâng cao năng lực và thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người đứng đầu. Phát triển các mô hình sản xuất sạch, hiệu quả, xây dựng thương hiệu gắn với cộng đồng, địa phương và tổ chức theo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn. Siết chặt quản lý việc sản xuất kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm; bảo đảm an toàn thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể;    xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, thông tin truyền thông; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân trong vận động, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Tăng cường quan hệ với các quốc gia láng giềng, các nước ASEAN, các đối tác lớn, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu hiệu quả[v]. Tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chiến lược của Đảng, Nhà nước về đối ngoại và hội nhập, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chuẩn bị tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017. Tăng cường thông tin truyền thông; nâng cao nhận thức, năng lực hội nhập cho doanh nghiệp; có giải pháp ứng phó, hỗ trợ những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và biến động thị trường thế giới, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế.

Về phòng chống tham nhũng, lãng phí: Chúng ta đã rất quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác này nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. 

Như các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đã nêu, tham nhũng còn phổ biến và nghiêm trọng. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện thể chế; kiểm soát quyền lực; xóa bỏ cơ chế xin cho; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch; làm tốt công tác kiểm soát thu nhập; thay đổi văn hóa sử dụng tiền mặt, chuyển mạnh sang thanh toán qua tài khoản. Ngăn chặn, loại bỏ lợi ích nhóm, nhất là trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: đầu tư công, tài sản công, cổ phần hóa DNNN, các dự án BT, BOT, đất đai, tài nguyên... và trong công tác cán bộ. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Xóa bỏ tư duy cuối nhiệm kỳ, không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Chúng ta đã có Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tinh thần tiết kiệm chưa cao; lãng phí trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội vẫn còn rất nghiêm trọng. Cần phải thay đổi văn hóa trong thực hành tiết kiệm của từng cán bộ, công chức và trong toàn xã hội. Cần phải quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN, mua sắm và sử dụng tài sản công, ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...

Chính phủ quyết liệt chỉ đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước các cấp liêm chính, trong sạch, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu. Chính phủ rất mong Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân giám sát bộ máy chính quyền các cấp. Chính phủ cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân đồng hành, nói không với tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; hình thành văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử lành mạnh, văn minh, không tạo cơ hội cho cán bộ, công chức tham nhũng, lãng phí.

Trên đây là một số nội dung báo cáo giải trình về những vấn đề mà các vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Sau đây, tôi xin lắng nghe các ý kiến và trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

---

[i] Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước, tăng 4% so với tháng 12/2015. Nguyên nhân chủ yếu do giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,07% do 15 địa phương tăng giá dịch vụ y tế; nhóm giao thông tăng 2,02% do giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng 2 lần.

[ii] Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phục hồi tốt (diện tích lúa hè thu thu hoạch tăng 2,5%; chăn nuôi lợn tăng 3,7-4%, bò tăng 2-2,5%, gia cầm tăng 4,5-5%; sản lượng thủy sản tháng 10 tăng 5,9%, 10 tháng tăng 2%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 7,2% (cùng kỳ tăng 9,8%); trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn cùng kỳ, đạt 10,7% (cùng kỳ tăng 10%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% (cùng kỳ tăng 9,7%). Khách quốc tế tăng 25,4% (cùng kỳ giảm 4,1%).

[iii] Số vụ tai nạn giao thông giảm 7,6%; số người chết giảm 1,7%; số người bị thương giảm 10,7%.

[iv] Chính phủ đã có Báo cáo số 431/BC-CP ngày 17/10/2016 gửi Quốc hội về 05 dự án: Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-ethanol miền Trung, Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Bột giấy Phương Nam tỉnh Long An, Nhà máy Đạm Ninh Bình.

[v] Đã ký kết, tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA)  với cơ hội tiếp cận các thị trường quy mô hơn 1,4 tỷ người, GDP 43,7 nghìn tỷ USD (bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA); 05 FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc; Nhật Bản; Ấn Độ; Australia-New Zealand; 03 FTA song phương với Nhật Bản, Chile và Hàn Quốc; FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); chuẩn bị ký FTA Việt Nam-EU (EVFTA); đang tham gia đàm phán các FTA với Israel, Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ASEAN-Hong Kong). Hiện có 64 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hỗ trợ tích cực các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là nông sản như rau, trái cây, thủy hải sản...

phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu Tạo chuyển biến tích cực đối với những vấn đề được chất vấn

Sáng 17/11, sau phần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc ...

phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu Thủ tướng tiếp Hiệu trưởng ĐH Waikato (New Zealand)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết giáo dục, đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong ...

phat bieu giai trinh tra loi chat van truoc quoc hoi cua thu tuong chinh phu Việt Nam quyết tâm phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã

Chiều 16/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Công tước xứ Cambridge, Bá tước xứ Strathearn (Scotland), ...

PV.

Xem nhiều

Đọc thêm

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 23/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động