Phát hiện của nhóm các nhà địa chất học Australia vừa được công bố trong bài báo có tựa đề "Phát hiện tàn tích của vi sinh vật 3,7 tỷ năm tuổi", được đăng tải trên tạp chí Tự nhiên (Nature).
Khu vực có những tảng đá cổ ở Greenland (Nguồn: WP) |
Theo nghiên cứu này, hóa thạch vi sinh vật nhiều tuổi nhất này được phát hiện tại Isua, một khu vực xa xôi ở vùng băng giá Greenland (thuộc Đan Mạch) - nơi mà các nhà nghiên cứu phải dùng trực thăng mới tiếp cận được.
Khu vực này nổi tiếng vì có những tảng đá được coi là cổ nhất trên Trái Đất.
Ông Allen Nutman, một nhà địa chất học thuộc trường Đại học Wollongong, Australia đã nghiên cứu những tảng đá này từ năm 1980. Nutman cho biết, ông và các đồng nghiệp đang làm việc tại công trường thì phát hiện những tảng đá đặc biệt này. Chúng tảng đá họ chưa bao giờ thấy trước đây.
Các tảng đá này hiện ra sau khi lớp tuyết tồn tại rất nhiều năm ở khu vực này đã tan chảy - kết quả của sự nóng lên toàn cầu, ông Nutman cho biết.
Vi khuẩn hình que hóa thạch trên tảng đá, nhìn dưới kính hiển vi (Nguồn: WP) |
Họ kiểm tra những tảng đá lộ thiên và lập tức nhận thấy một điều khá kì lạ - một cấu trúc hình nón, chỉ rộng khoảng 1cm2.
Các nhà nghiên cứu sau đó kết luận; đây là một quần thể vi khuẩn hóa thạch - chủ yếu là những loài vi khuẩn sống trong vùng nước nông.
Đây là phát hiện có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc tranh luận sự sống xuất hiện trên Trái Đất từ khi nào vẫn chưa có hồi kết. Phát hiện này sẽ hỗ trợ cho quan điểm cho rằng sự sống đã xuất hiện rất sớm sau khi Trái Đất được hình thành.