TIN LIÊN QUAN | |
Đã có sinh vật di chuyển trên Trái Đất cách đây hơn 2 tỷ năm | |
Brazil phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài |
Theo báo cáo trên tạp chí Nature Communications, hóa thạch mới được phát hiện thuộc về một loài mới có tên Avimaia schweitzerae, sống cách đây 110 triệu năm ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, thuộc về một nhóm các loài chim được gọi là Enantiornithes phổ biến trên toàn thế giới trong thời kỳ kỷ Phấn trắng.
Các nhà nghiên cứu đã có thể phân tích chi tiết cả quả trứng và mẹ của nó. Có một vài điều ngạc nhiên đó là hệ thống sinh sản của chim cái không hoạt động như bình thường. Các mảnh trứng cho thấy vỏ có hai lớp thay vì chỉ một và cả hai đều cực mỏng.
Các nhà khoa học phát hiện ra con chim hóa thạch đầu tiên với quả trứng còn nguyên vẹn. (Nguồn: IFL Science) |
Đây là một phát hiện đáng kinh ngạc cho các nhà cổ sinh vật học. Trứng được bảo quản cực kỳ tốt. Các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy không chỉ vỏ mà còn cả dấu vết của màng và lớp biểu bì của trứng. Nhóm nghiên cứu đã xác định rằng, lớp biểu bì được làm từ những quả cầu nhỏ khoáng chất.
Một phát hiện quan trọng khác có liên quan đến bộ xương của chim mẹ. Chim cái sắp đẻ trứng có thể tích lũy canxi trong khoảng trống của bộ xương.
Loài chim nhỏ này đã mang đến cho các nhà khoa học một cái nhìn độc đáo về chu kỳ sinh sản của chim và họ hàng của chúng trong kỷ nguyên Mesozoi muộn.
Phát hiện dấu tích nền văn minh nông nghiệp cổ xưa tại Nam Mỹ Ngày 26/7, Đại học Sao Paulo của Brazil đã công bố kết quả nghiên cứu về việc phát hiện dấu tích của một nền văn ... |
Phát hiện hóa thạch loài thú răng chạm có niên đại 600.000 năm Ngày 17/4, các nhà khảo cổ học Argentina thông báo họ vừa phát hiện hóa thạch của một gia đình loài Glyptodon (thú răng chạm) ... |
Phát hiện hóa thạch gấu có niên đại 120.000 năm Ngày 14/3, các nhà khoa học Argentina thông báo đã phát hiện hóa thạch của một con gấu khổng lồ thuộc Thế Pleistocen muộn, có ... |