Nhỏ Bình thường Lớn

Phát hiện ngôi mộ tập thể tại Sudan, RSF phủ nhận trách nhiệm

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết đã phát hiện một ngôi mộ tập thể mới ngoại ô thành phố El-Geneina, Tây Darfur, Sudan.
(07.14) Xung đột tại Sudan khiến hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. (Nguồn: Reuters)
Xung đột tại Sudan khiến hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. (Nguồn: Reuters)

Theo tuyên bố của tổ chức này, ít nhất 87 thi thể, bao gồm người thuộc dân tộc thiểu số Masalit, đã được phát hiện tại đây.

Quá trình điều tra và khám nghiệm ban đầu cho thấy 37 thi thể đầu tiên đã được chôn vào ngày 20/6; 50 thi thể còn lại được chôn vào ngày hôm sau. Trong số các nạn nhân nêu trên có 7 phụ nữ và 7 trẻ em.

Một số nguồn tin từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) cho biết vụ việc diễn ra từ ngày 13-21/6 tại quận Al-Madaress và Al-Jamarek, thành phố El-Geneina, ít lâu sau khi Thống đốc tỉnh Tây Darfur Khamis Abdalla Abkar bất ngờ bị ám sát chưa rõ nguyên nhân. Các nguồn tin này cũng cáo buộc Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) và các nhóm quân sự đồng minh đứng đằng sau cả hai sự kiện nêu trên.

Tin liên quan
Thấy gì từ Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan? Thấy gì từ Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan?

Về phần mình, Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Volker Turk tuyên bố: “Tôi kịch liệt lên án việc sát hại dân thường và người bị thương tại Sudan. Tôi cảm thấy bàng hoàng trước cách đối xử dửng dưng, thiếu tôn trọng đối với nạn nhân, gia đình và cộng đồng tại đây”.

Ông kêu gọi các bên nhanh chóng tiến hành điều tra một cách minh bạch, cụ thể.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao giấu tên của RSF nêu rõ lực lượng này “phủ nhận mọi sự liên hệ với sự kiện ở Tây Darfur. Chúng tôi không phải là một bên tại đây và chúng tôi không liên quan tới xung đột này, bởi đây là xung đột giữa các bộ lạc”.

Một nguồn tin khác của RSF cũng cho biết lực lượng này bị cáo buộc bởi “động cơ chính trị” từ tộc Masalit và một số thế lực khác. Người này nhấn mạnh rằng nhóm này sẵn sàng tham gia điều tra và bàn giao bất kỳ binh sĩ nào tham gia vụ việc nêu trên.

Xung đột nổ ra ngày 15/4 giữa RSF do Tướng Mohammed Hamdan Dagalo đứng đầu và Quân đội Sudan dưới quyền Tướng Abdel Fattah Burhan đã khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương. Hơn 3 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa; hơn 180.000 người đã phải tìm nơi trú ẩn tại nước láng giềng Chad.

Tuần vừa qua, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng mâu thuẫn giữa hai lực lượng quân sự ở Sudan có thể bị biến thành một cuộc nội chiến toàn diện.

Sudan đối mặt với ‘cuộc nội chiến toàn diện’, Liên hợp quốc lên án mạnh mẽ

Sudan đối mặt với ‘cuộc nội chiến toàn diện’, Liên hợp quốc lên án mạnh mẽ

Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc LHQ lên án cuộc không kích ở Omdurman khiến ít nhất 22 người thiệt ...

Iraq: Tham nhũng cản trở các kế hoạch của chính phủ

Iraq: Tham nhũng cản trở các kế hoạch của chính phủ

Tham nhũng lan rộng ở Iraq đe dọa tất cả các chương trình của chính phủ trừ khi các biện pháp được thực hiện chống ...

Ngoại trưởng Nga và các nước vùng Vịnh nói gì về tình hình Syria và Sudan?

Ngoại trưởng Nga và các nước vùng Vịnh nói gì về tình hình Syria và Sudan?

Ngày 10/7, sau khi kết thúc Hội nghị cấp bộ trưởng về đối thoại chiến lược giữa Nga và các quốc gia vùng Vịnh tại ...

Iraq-Iran tìm cách ‘hóa giải’ trừng phạt của Mỹ đối với Tehran

Iraq-Iran tìm cách ‘hóa giải’ trừng phạt của Mỹ đối với Tehran

Ngày 11/7, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani cho biết, nước này đã đạt được thỏa thuận đổi dầu thô lấy khí đốt với ...

Nam Phi và Nam Sudan 'đau đầu' vì khủng hoảng an ninh châu Phi

Nam Phi và Nam Sudan 'đau đầu' vì khủng hoảng an ninh châu Phi

Ngày 28/6, Tổng thống Nam Sudan hội đàm với người đồng cấp Nam Phi về nguy cơ an ninh đang hiện diện tại hai quốc ...

(theo AP, The Guardian0