Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hà Anh
Ngày 23/11, được sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và UBND tỉnh Quảng Ngãi, Báo Văn hóa và Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức Hội thảo "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025).

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (ở giữa); ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi (bên trái); ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng biên tập Báo Văn hoá (bên phải). (Nguồn: BTC)
Tin liên quan
Tái bản cuốn tiểu thuyết Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Sự kiện cũng tạo diễn đàn thảo luận, chia sẻ lý luận và thực tiễn, nêu thực trạng; đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương khác.

Dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi; ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng biên tập Báo Văn hoá, Hội thảo có sự tham gia của 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, đơn vị, địa phương liên quan; các sở, ngành, địa phương trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL; các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, các nghệ nhân, các doanh nghiệp du lịch, đại diện các cơ quan báo chí….

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Tổng biên tập Báo Văn hoá Nguyễn Anh Vũ đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: đánh giá tiềm năng, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; làm rõ thực trạng của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như khu vực miền Trung và cả nước.

Hội thảo cũng đưa ra những nguy cơ, thách thức trong quá trình phát triển và định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá; các mô hình, điển hình thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết nối các điểm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, điểm đến Quảng Ngãi tới các trung tâm du lịch trên cả nước; đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể, các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch cũng như giải pháp phát triển du lịch Quảng Ngãi thời gian tới.

Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được hơn 20 bài tham luận từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Các tham luận cũng tập trung kiến giải về thực trạng, cơ chế, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân trong bảo tồn văn hoá và phát triển du lịch; xu hướng phát triển thời gian tới; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch; cùng các kiến nghị và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; giải pháp phát triển du lịch bền vững, nhanh, hiệu quả trong tương lai.

Trước đó, ngày 22/11 đã diễn ra Chương trình “Truyền thông, quảng bá du lịch Quảng Ngãi” nhằm quảng bá điểm đến, dịch vụ du lịch, cơ hội kết nối doanh nghiệp, thu hút khách du lịch tới Quảng Ngãi.

Chương trình sẽ có sự tham gia của khoảng hơn 80 đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các hiệp hội du lịch, CLB du lịch, doanh nghiệp du lịch trên cả nước… Chương trình quảng bá này là một trong những bước đi quan trọng nhằm đưa du lịch Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Các đại biểu đã tới tham quan, khảo sát tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của cố Thủ tướng- một người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi và là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; tham quan Làng Gò Cỏ - Điểm du lịch OCOP 3 sao, nơi lưu giữ giá trị văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh…

Dịp này, các đại biểu cũng tham quan Nhà trưng bày văn hoá Sa Huỳnh- nơi đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị, là địa điểm tham quan, tìm hiểu thú vị về nền văn minh tồn tại 2.000 - 3.000 năm trước' tham quan bãi biển Sa Huỳnh thuộc địa phận hai xã Phổ Thạnh, Phổ Châu, huyện Phổ Đức- một trong số những bãi biển đẹp nhất cả nước với bờ cát trắng, nước xanh ngắt và không khí trong lành.

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và giàu bản sắc văn hóa. Với những lợi thế tự nhiên và văn hóa đa dạng, Quảng Ngãi cũng đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, du lịch Quảng Ngãi trong nhiều năm qua chưa có nhiều sự bứt phá. Vì thế, muốn khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển du lịch nhanh và bền vững trong tương lai, tỉnh cần đánh giá được các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển, những “điểm nghẽn” cũng như những giải pháp cụ thể và chiến lược phát triển dài hạn.

Với đường bờ biển dài, sở hữu nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, đảo Lý Sơn - thiên đường đảo nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái độc đáo, Quảng Ngãi đã ghi danh ở nhiều chương trình du lịch. Bên cạnh đó, các danh thắng như: Thác Trắng, núi Thiên Ấn, sông Trà Khúc cũng là những địa điểm du lịch hấp dẫn, mang đến cho du khách trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên.

Quảng Ngãi còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử, bao gồm di tích Sa Huỳnh - một trong những nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam; di tích văn hóa dân tộc Chăm Pa với tháp Chánh Lộ, tháp quy mô lớn nhất được biết đến ở vùng nam châu Amaravati của vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư và văn hóa đặc trưng người dân miền biển đã tạo nên nét đặc sắc, thu hút khách du lịch khám phá văn hóa, lịch sử.

Các chuyên gia du lịch đánh giá, mặc dù là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch nhưng Quảng Ngãi vẫn chưa phát huy, khai thác hiệu quả.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, dịch vụ và sản phẩm du lịch chưa phong phú, nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu và đặc biệt là sự liên kết giữa các điểm đến trong khu vực còn yếu, dẫn đến khó khăn trong việc giữ chân du khách lưu lại lâu hơn.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi cần đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút khách và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch.

Trong đó, tỉnh cần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ lưu trú là rất cấp thiết để tăng khả năng tiếp cận và trải nghiệm của du khách; đầu tư mở rộng các tuyến đường kết nối các điểm du lịch chính, phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng và các dịch vụ tiện ích sẽ là nền tảng quan trọng giúp Quảng Ngãi thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Quảng Ngãi đang xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch bài bản, tập trung vào các điểm nhấn độc đáo của địa phương. (Nguồn: BTC)

Với những tiềm năng, lợi thế nói trên, tỉnh cũng cần nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đẩy mạnh liên kết vùng; tập trung phát triển các loại hình du lịch biển đảo, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá- lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn…; tăng cường liên kết với các địa phương lân cận như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà… để hình thành chuỗi du lịch liên vùng với các tour trải nghiệm từ vùng đất văn hóa Chăm Pa ở Bình Định đến miền biển đảo Quảng Ngãi và di sản Hội An - Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

Quảng Ngãi đang xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch bài bản, tập trung vào các điểm nhấn độc đáo của địa phương; xây dựng thương hiệu “Quảng Ngãi - Thiên đường đảo Lý Sơn và di sản văn hóa Sa Huỳnh” tạo sự nhận diện thương hiệu rõ ràng, gắn liền với các điểm đến nổi bật và giá trị văn hóa đặc trưng.

Tỉnh cũng cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch bền vững, có tác động tích cực tới cộng đồng và môi trường, sử dụng lao động địa phương. Các dự án nên ưu tiên khai thác tài nguyên sẵn có, bảo tồn thiên nhiên và không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương.

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ...

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối nay (23/11), tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, ...

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện ...

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi ...

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng: Khát khao nâng tầm múa rối

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng: Khát khao nâng tầm múa rối

Trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển và vươn tầm nghệ thuật múa rối, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng đã trải qua ...

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 14/1: Điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn?

Bài tarot hôm nay 14/1: Điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn?

Hãy rút ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Điều gì đang là điều quan trọng nhất với bạn?
Kết quả xổ số hôm nay, 13/1: XSMN 13/1/2025 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 13/1: XSMN 13/1/2025 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 13/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 13/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 13/1, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Polo 2022, Tiguan 2021, Passat 2019, Touareg 2022, Tiguan 2022, T-Cross 2022, Touareg 2023, Virtus 2023, Viloran 2023, Teramont 2024, ...
Top 10 xe ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2024

Top 10 xe ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2024

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chạy nhất năm 2024 tại Việt Nam, VinFast VF 5 dẫn đầu với doanh số 32.000 xe bán ra, xếp thứ ...
Mức hưởng BHYT trái tuyến khi khám chữa bệnh ngoại trú từ năm 2025

Mức hưởng BHYT trái tuyến khi khám chữa bệnh ngoại trú từ năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung mức hưởng BHYT trái tuyến khi khám chữa bệnh ngoại trú từ năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chánh Văn phòng Tổng thống Mông Cổ

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chánh Văn phòng Tổng thống Mông Cổ

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam nhất quán coi trọng, mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Mông Cổ trên các lĩnh vực.
Đà Nẵng, Hội An vào top 5 điểm đến lý tưởng cho dân du mục kỹ thuật số năm 2025

Đà Nẵng, Hội An vào top 5 điểm đến lý tưởng cho dân du mục kỹ thuật số năm 2025

Travel Off Path đánh giá Đà Nẵng và Hội An đang trở thành điểm đến hấp dẫn với mức sống phải chăng, thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa phong phú.
Lonely Planet (Mỹ) giới thiệu một 'kỳ quan' không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng

Lonely Planet (Mỹ) giới thiệu một 'kỳ quan' không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng

Mới đây, trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Mỹ) công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất Đông Nam Á.
Trung Quốc: Lượng du khách đến Thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân tăng kỷ lục

Trung Quốc: Lượng du khách đến Thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân tăng kỷ lục

Chỉ trong 20 ngày kể từ khi mở cửa, Thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đón hơn 1,03 triệu lượt khách.
Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Về Đường Lâm là về với không gian văn hóa nông thôn truyền thống của người Việt, với những ngôi nhà cổ, có tuổi đời lên tới 400 năm.
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Việt Nam đầy màu sắc qua những thước phim của nhà làm phim Đức

Việt Nam đầy màu sắc qua những thước phim của nhà làm phim Đức

Ngày 12/1, buổi chiếu phim đặc biệt giới thiệu về Việt Nam của nhà làm phim người Đức Arno Wehrmann đã được tổ chức tại thành phố Augsburg.
Kiến trúc Hà Nội - Cuốn sách mang đến những tinh hoa ngàn năm của kiến trúc Thăng Long - Hà Nội

Kiến trúc Hà Nội - Cuốn sách mang đến những tinh hoa ngàn năm của kiến trúc Thăng Long - Hà Nội

Sáng 12/1, Tọa đàm 'Kiến trúc Hà Nội - Dấu ấn di sản' qua thời gian và buổi giới thiệu sách Kiến trúc Hà Nội diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Ra mắt cuốn sách ‘Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam’

Ra mắt cuốn sách ‘Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam’

Cuốn sách giới thiệu về cách thức, kỹ thuật dệt, thêu, nhuộm, in, đính cườm; ý nghĩa hoa văn, nguồn gốc của 55 bộ trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Ấn phẩm Tết đặc biệt dành cho các gia đình Việt

Cuốn sách 'Nhâm nhi Tết Ất Tỵ' gồm 22 sáng tác thơ, văn, tranh của nhiều tác giả mang đến không khi ấm áp tình thân, niềm vui sum họp.
Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Với tình cảm sâu sắc dành cho Việt Nam, họa sĩ Julia Oh đã mang đến các tác phẩm sơn dầu tuyệt đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống.
Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Bằng sự nhạy bén của người thợ, ý tưởng xây dựng du lịch làng nghề đã trở thành hiện thực tại làng hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội.
Phiên bản di động