TIN LIÊN QUAN | |
Ngành Nông nghiệp: Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng | |
Đến 2020 tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42% |
Hội nghị còn có thêm một nội dung nữa là tổng kết dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016.
Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 886/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 886. Trước đó, từ năm 2012 đến nay, ngành lâm nghiệp thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 886. |
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, thời gian qua, công tác bảo vệ, phát triển rừng đã thu được những kết quả tích cực. Giá trị, sản lượng, hiệu quả từ sản xuất lâm nghiệp tăng cao hơn so với trước đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất lâm nghiệp đạt 6,57%/năm trong giai đoạn 2013-2016 trong khi giai đoạn 2010-2012 chỉ tăng bình quân 5,03%/năm. Sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, từ 5,16 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016; 6 tháng đầu năm 2017 đạt 8,9 triệu m3, cả năm ước đạt trên 17 triệu m3.
Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ, giảm mạnh về quy mô. Năm 2011 khai thác 200.000 m3 năm. Năm 2015 chỉ có 2 công ty lâm nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) khai thác khoảng 13.500 m3; năm 2016 chỉ còn 1 công ty khai thác 5.500 m3; năm 2017, dừng khai thác rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc.
Tuy giảm và hiện đã dừng khai thác rừng tự nhiên, nhưng giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần, từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012-2015.
Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng giảm dần, diện tích rừng bị thiệt hại giảm từ 5.546 ha/năm giai đoạn 2006-2010 xuống 2.948 ha/năm giai đoạn 2012-2016.
Công tác trồng rừng được triển khai tích cực, bình quân hàng năm trồng được 225.000 ha rừng tập trung, trong đó trên 90% là rừng sản xuất; năng suất rừng trồng tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,7% năm 2012 lên 41,19% năm 2016, năm 2017 ước đạt khoảng 41,45%. Diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 225.000 ha.
Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác, liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng rừng trồng rừng gỗ lớn có chứng nhận quản lý rừng bền vững.
Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển rừng; tăng thu nhập cho chủ rừng. Hằng năm, thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5,0 triệu ha rừng; 6 tháng đầu năm 2017, thu được 608,8 tỷ đồng, bằng 132,8% so với cùng kỳ, đạt 37% kế hoạch năm, ước cả năm thu khoảng 1.650 tỷ đồng.
Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp cũng đã có sự chuyển dịch. Đất rừng do các tổ chức nhà nước quản lý giảm từ 80,1% năm 2000 xuống 45,2% năm 2015. Diện tích do thành phần kinh tế ngoài nhà nước quản lý tăng từ 19,9% năm 2000 lên 54,8% năm 2015. Hộ gia đình, cá nhân được giao 3,146 triệu ha.
Hệ thống văn bản quy phạm, pháp luật, các cơ chế, chính sách được hoàn thiện hơn. Luật Bảo vệ và phát triển rừng đang được sửa đổi, thể chế hoá kịp thời chủ trương xã hội hoá nghề rừng.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 cũng còn một số tồn tại lớn. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ (Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Nam, huyện Mường Nhé-tỉnh Điện Biên).
Kết quả trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng thay thế còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Năng suất, chất lượng rừng thấp, đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm (80% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo), giá trị thu nhập trên 1 ha rừng sản xuất, bình quân chỉ đạt khoảng 7-8 triệu đồng/ha/năm. Hầu hết hộ gia đình quản lý diện tích rừng nhỏ dưới 3,0 ha/hộ, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập, đời sống rất khó khăn.
Chất lượng nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp còn chưa cao và khả năng cạnh tranh thấp do quy mô sản xuất nhỏ, chưa tổ chức liên kết theo chuỗi; kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến như kho tàng, bến bãi, công nghiệp phụ trợ… kém phát triển, chưa phát triển mạnh thị trường nội địa. Giá trị gia tăng của lâm sản còn rất thấp do thiếu gắn kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu.
Công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; phần lớn các công ty lâm nghiệp chưa được tự chủ kinh doanh, không có nguồn tài chính ổn định; trách nhiệm của chủ rừng chưa gắn với kết quả bảo vệ rừng, chưa phân định rõ sản xuất kinh doanh với việc thực hiện nhiệm vụ công ích.
Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng, ngành lâm nghiệp đặt ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 trong công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân năm đạt từ 5,5-6,0%.
Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha.
Nâng cao năng suất rừng trồng lên 20 m3/ha/năm.
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8-8,5 tỷ USD.
Quan trọng nhất là phải bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Ngày 17/3 tại Nghệ An, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị tổng kết Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ... |
Bắc Kạn nỗ lực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Nằm trong vùng kinh tế Đông Bắc, tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế phát triển về công nghiệp, nông - lâm nghiệp, gắn với ... |
Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp Việt Nam Tại Hội nghị tổng kết Chương trình lâm nghiệp Việt Đức ngày 19/8 ở Hà Nội, Bà Annette Frick, Bí thứ thứ nhất Đại sứ ... |
"Phải bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên cho phát triển" Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ... |