TIN LIÊN QUAN | |
Nền tảng vững chắc hướng tới Tuần lễ cấp cao APEC | |
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên Hội nghị SOM 2 APEC 2017 |
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong kỷ nguyên số?
Tôi nghĩ đây là cơ hội cho Việt Nam. Dĩ nhiên một số việc làm sẽ mất đi. Đó là những công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng và mang tính lặp đi lặp lại. Trong kỷ nguyên số, tự động hóa, số hóa sẽ xóa bỏ những công việc này. Nhưng ngược lại, sẽ có những công việc mới được tạo ra. Do đó, các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng cần nhìn nhận, xác định rõ đây là một cơ hội lớn có thể tạo ra tương lai như mong muốn.
Ông David Lamotte trả lời phỏng vấn báo chí bên lề SOM 2. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, tôi cho rằng chúng ta cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết bao gồm cả những kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề kỹ năng sáng tạo… Hiện nay, phần lớn lao động không được đào tạo tốt những kỹ năng này. Do vậy, người sử dụng lao động rất khó tìm được những lao động tay nghề cao với những kỹ năng việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nhóm kỹ năng tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm trong kỷ nguyên số chính là khối khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Các nền kinh tế thành viên APEC cần củng cố các kỹ năng này đối với lực lượng lao động bằng việc đẩy mạnh giảng dạy những kỹ năng đó, đặc biệt là cho các lao động nữ. Theo tôi được biết, tỷ lệ phụ nữ học các ngành trong khối khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ít hơn nam giới khoảng 10%-15%.
Tại Việt Nam, ngành may mặc, da giày sẽ bị mất đi nhiều việc làm trong những năm tới do quá trình tự động hóa trong sản xuất. Những gì chúng ta cần làm là bảo vệ, hỗ trợ những lao động trong lĩnh vực này bị thất nghiệp. Do đó, các chính sách an sinh xã hội, việc trang bị lại các kỹ năng và đào tạo lại cho người lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Ông đánh giá thế nào về khả năng thúc đẩy phát triển thị trường lao động giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển?
Tôi từng đến Việt Nam 13-14 năm trước và tôi nghĩ rằng so với thời gian đó, Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Chúng ta phải thừa nhận rằng quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế được phản chiếu trong quá trình toàn cầu hóa của thị trường lao động. Người lao động di chuyển đến nơi có việc làm. Vì vậy, chính sách dịch chuyển lao động, chính sách về lao động nói chung và các chính sách phát triển kỹ năng là những lĩnh vực cần có sự hài hòa giữa các quốc gia.
Ví dụ, liệu một kỹ thuật viên máy tính được đào tạo ở Việt Nam cũng có những kỹ năng tương tự như những kỹ sư từng được đào tạo ở Australia, Mỹ hay không? Do vậy, sự hài hòa của chương trình giáo dục, sự dịch chuyển lao động, vấn đề đào tạo kỹ năng việc làm thực sự là những vấn đề quan trọng. Đặc biệt, đây không chỉ là vấn đề phát triển mà còn là các vấn đề về chính sách.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của hợp tác công tư trong phát triển nguồn nhân lực?
Tôi cho rằng các Chính phủ cần đưa ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào thị trường lao động, tạo thuận lợi để các lao động được học kỹ năng việc làm tại các trường dạy nghề.
Ngày nay, công tác đào tạo kỹ năng làm việc đã được xác định là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp hoàn thiện, nâng cao năng lực lao động và sáng tạo của nguồn lực con người trong doanh nghiệp, phù hợp với công việc trong hiện tại, thích ứng với sự đổi mới trong tương lai, góp phần nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
APEC 2017: Tăng cường tính toàn diện trong tự do hóa thương mại Theo Mục tiêu Bogor, đến năm 2020, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ đạt được tự do hóa thương mại trong khu vực. ... |
Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai Sáng 16/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, đã khai mạc trọng thể Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 ... |