Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng

BTiếp tục chương trình làm việc, sáng 9/4, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
phe chuan de nghi bo nhiem 3 pho thu tuong va cac bo truong
Các thành viên mới của Chính phủ ra mắt Quốc hội.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Ngay sau đó, Quốc hội tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Theo đó: 

Đối với việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ:

442 đại biểu đồng ý (89,47% tổng số đại biểu Quốc hội) phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

442 đại biểu đồng ý (89,47% tổng số đại biểu Quốc hội) phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

404 đại biểu đồng ý (81,78% tổng số đại biểu Quốc hội) phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đối với việc bổ nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ:

463 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

462 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

459 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

435 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

434 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

433 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

424 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

422 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.

420 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

419 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

416 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

403 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

389 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam, giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

386 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

385 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

385 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

358 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ.

300 đại biểu đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Ngày sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Với 93,12% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ.

Với 92,31% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tặng những bó hoa tươi thắm tới 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 18 Bộ trưởng, thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội phê chuẩn.

 

PV.

Đọc thêm

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động