TIN LIÊN QUAN | |
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 | |
Thoái vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn: Bước đi “hợp thời” |
Mục tiêu của Phương án nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Tổng công ty theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật; tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa Tổng công ty thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP News) |
Ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật; cung cấp các dịch vụ tư vấn: Đầu tư, tài chính; chuyển đổi, quản trị, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Các ngành, nghề khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Phương án, hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ Tổng công ty, tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty và Nghị định thay thế Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.
Đồng thời phát triển và quản lý nguồn nhân lực một cách có hệ thống, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị. Bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện phần vốn nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường cơ chế đãi ngộ, khuyến khích người lao động, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đầu tư và tài chính.
Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; trong ký kết và thực hiện các hợp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; rà soát, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật...
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập; phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Phương án này.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành tiêu chí phân nhóm doanh nghiệp, phương án tái cơ cấu và xây dựng lộ trình bán vốn theo từng năm giai đoạn 2017-2020 báo cáo Bộ Tài chính để giám sát, đôn đốc thực hiện; gửi Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Đề án tái cơ cấu ngành du lịch phải rất cụ thể Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Tổng cục Du lịch và ... |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Hiệp hội báo chí nước ngoài Chiều 28/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp đoàn Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Thuỵ Sỹ ... |
SCIC: Nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ Việt Nam Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, cải cách doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ... |