Phía sau cabin phiên dịch

Cuộc gặp giữa phóng viên TG&VN và phiên dịch viên Higuchi Hoa diễn ra thật chóng vánh ngay sau khi chị rời cabin một cuộc họp báo. Nhưng đó là những phút giây chia sẻ thú vị về công việc của một người Việt làm phiên dịch cho giới chức cấp cao ở Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phia sau cabin phien dich Bế giảng khóa bồi dưỡng kỹ năng biên phiên dịch các thứ tiếng
phia sau cabin phien dich Khai giảng khóa học biên phiên dịch cho cán bộ địa phương

Tại cuộc họp báo trong chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người ta thấy ở các tai nghe phát ra một giọng nữ Hà Nội trong trẻo, “tròn vành, rõ chữ”. Ít ai biết phiên dịch viên này đã được Chính phủ Nhật Bản lựa chọn và trở về Hà Nội chỉ để thông ngôn cho cuộc họp báo này. Chị là Nguyễn Vũ Việt Hoa - còn gọi là Higuchi Hoa, hiện sinh sống tại Nhật Bản.

Chào chị! Thật thú vị khi biết phiên dịch viên do phía Nhật Bản chuẩn bị cho một cuộc họp báo ở Việt Nam lại là một người Việt sống tại Tokyo. Chị cảm thấy thế nào khi biết mình sẽ phiên dịch cho sự kiện này?

Tôi thấy bất ngờ, vinh dự, và có chút lo lắng. Bất ngờ vì tôi chỉ là một trong rất nhiều phiên dịch Việt - Nhật làm việc tại Tokyo nhưng lại được chọn. Từ bất ngờ tôi thấy vinh dự vì mình được đảm trách một vị trí mà thường chỉ có những người mang quốc tịch Nhật Bản mới được làm.

Tất nhiên, tôi vui vì đã được góp phần nhỏ bé của mình vào một chuyến thăm cấp cao, dù tôi không là nhân viên của cả hai Bộ Ngoại giao.

phia sau cabin phien dich
Higuchi Hoa phiên dịch trong cuộc gặp giữa ông Ito Haruhiko, Thị trưởng thành phố Izumiootsu và ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM, ngày 9/9/2016, tại Nhật Bản.

Nhưng ngay sau đó, nỗi lo lắng về công việc ập đến. Cuộc dịch này không giống những cuộc thăm và làm việc thông thường mà tôi vẫn làm phiên dịch như về đường sắt đô thị, về hợp tác y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu hay các cuộc đối thoại chính sách song phương... Đây là sự kiện quan trọng hơn rất nhiều. Tôi phải đọc và chuẩn bị thật kỹ càng.

Nhiều phiên dịch viên thành công từng chia sẻ rằng nghề đã chọn họ. Còn với chị thì sao?

Tôi nghĩ chắc với tôi, nghề phiên dịch là cái duyên, cái nghiệp và có cả yếu tố… gia truyền (cười). Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm ngoại giao. Mẹ tôi - bà Vũ Thị Xuân Dung thuộc lớp phiên dịch tiếng Trung đầu tiên của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Khởi nguồn cảm hứng đối với nghề phiên dịch cho tôi chính là bố mẹ tôi. Suốt những năm tháng học phổ thông và đại học, bố tôi - ông Nguyễn Tiến, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - thường xuyên kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện. Khi ông mất rồi, ngồi chắp nối lại những câu chuyện ấy, tôi mới nhận ra sự tinh tế, tế nhị của bố trong việc dạy bảo, xây dựng cho tôi một nhân cách và hướng cho tôi lòng say mê công việc đối ngoại và cách yêu đất nước mình.

Tôi được đến với xứ sở Mặt Trời mọc cũng là nhờ bố quyết định mang tôi theo trong nhiệm kỳ Đại sứ của ông tại đây. Cơ duyên cuộc đời tôi với tiếng Nhật và với nghề phiên dịch tiếng Nhật đã đến rất tự nhiên như thế.

phia sau cabin phien dich

Một người khác cũng truyền cảm hứng mang tính kỹ thuật của nghề phiên dịch cho tôi chính là anh trai tôi - anh Nguyễn Vũ Tú, nguyên Giám đốc Sở Ngoại Vụ TP. Hồ Chí Minh (ảnh bên). Khi tôi bước vào những năm cuối của bậc Đại học, anh đã được chọn làm phiên dịch cho các hội nghị quốc tế lớn. Anh thường chia sẻ với tôi những gì anh học được sau một cuộc dịch, những trăn trở của anh với công việc này… Tất cả những điều đó đã làm tôi thích thú với nghề từ khi nào không hay. Đến nay, dù tôi đã trải qua hơn 20 năm trong nghề, nhưng hai anh em tôi vẫn thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Dù làm việc với hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng anh vẫn luôn là chỗ dựa, là hậu phương vững chắc khi tôi tham gia dịch các cuộc làm việc quan trọng.

Và tất nhiên, để những cố gắng trong nghề phiên dịch của tôi được ghi nhận, không thể không nhắc đến sự chia sẻ, hy sinh của gia đình nhỏ. Chồng con tôi không chỉ truyền cảm hứng mà còn tạo điều kiện để tôi theo nghề. Chồng tôi là người khuyến khích, động viên tôi đi làm và chủ động chia sẻ việc nhà để tôi yên tâm làm việc.

20 năm kinh nghiệm không phải quãng thời gian ngắn. Hẳn chị có không ít kỷ niệm đáng nhớ?

Có một kỷ niệm khó quên khi tôi tham gia dịch buổi Lễ khai mạc của Lễ hội Việt Nam năm 2013 ở Tokyo. Đây là hoạt động văn hoá thường niên, tiêu biểu trong quan hệ song phương Việt - Nhật. Năm 2013 cũng là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Buổi lễ có sự hiện diện của nhiều nhân vật quan trọng như Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản khi đó là ông Đoàn Xuân Hưng. Phía Nhật Bản có sự tham dự của Hoàng tử và Công nương Akishino, ngài Fukuda Yasuo - cựu Thủ tướng Nhật Bản…

Trước buổi lễ, tôi đã được cung cấp khá đầy đủ các bài phát biểu, chỉ chưa có bài của cựu Thủ tướng Fukuda Yasuo. Nhưng khi buổi lễ bắt đầu, các bài phát biểu lần lượt được trình bày mà vẫn chưa có bản thảo bài phát biểu của ngài Fukuda Yasuo trong tay, tôi rất hoang mang, không biết cựu Thủ tướng sẽ nói những gì?

Và rồi, ngài Fukuda cũng được mời lên phát biểu. Cựu Thủ tướng bước đến gần micro giữa sân khấu rồi rút từ trong túi ngực ra xấp giấy gấp ba. Khi ông mở ra, tôi nhìn thấy xấp giấy lại tách ra làm hai tập.

phia sau cabin phien dich
Chị Nguyễn Vũ Việt Hoa và bố mẹ tại Tokyo năm 1982. (Ảnh: NVCC)

Nhìn ông mở tập giấy, tôi nghĩ ông sẽ bắt đầu nói. Tôi cũng mở tập giấy trắng đã chuẩn bị từ trước, cầm sẵn bút trong tay với tư thế sẵn sàng ghi lại nội dung. Thế nhưng, ông lại chưa nói mà từ từ tiến về chỗ tôi đang đứng và đưa cho tôi một trong hai tập giấy đang cầm trên tay. “Cô dùng bản này nhé”, ông nói.

Cựu Thủ tướng đã chuẩn bị sẵn cả phần bài cho phiên dịch và ông trực tiếp trao tay trước mặt các quý vị đại biểu cao quý có mặt trong buổi lễ.

Tôi thật sự ngạc nhiên trước diễn biến mình không thể lường trước. Cử chỉ ân cần của một con người đã từng ở vị trí đứng đầu cường quốc Nhật Bản đã làm tim tôi như nghẹn lại. Ông rất hiểu người phiên dịch cần gì và không bỏ qua điều đó. Trong khoảnh khắc, tôi nhận ra khoé mắt mình như có gì đó cay cay… Ngay cả bây giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy những cảm xúc ấm áp dâng trào.

Làm phiên dịch cho nhiều sự kiện quan trọng, theo chị, kỹ năng quan trọng cần có trong nghề này là gì? Và ngoài ra, phải có những điều kiện đủ nào khác, thưa chị?

Từ kinh nghiệm của riêng mình, tôi thấy điều kiện cần của nghề phiên dịch là năng lực ngôn ngữ và điều kiện đủ là kiến thức. Năng lực ngôn ngữ ở đây là cần phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ cả ngoại ngữ. Tôi luôn trân trọng những năm tháng cắp sách đến trường ở Hà Nội, từ trường Trưng Vương, Chu Văn An, Hà Nội-Amsterdam đến trường Đại học Ngoại Thương, những nơi tôi được các thầy cô rèn cả cách nói và viết tiếng Việt. Bên cạnh đó, tôi đã tiếp cận tiếng Nhật như một công cụ giao tiếp, phương tiện truyền tải của nền văn hóa Nhật Bản một cách tự nhiên từ trong cuộc sống nhiều hơn chứ không phải như một môn học lý thuyết với các công thức được đóng khung.

Hôm nào đi dịch mà chuẩn bị chưa thật kỹ lưỡng, nhất là lại về chủ đề mới, thì phần dịch sẽ có những chỗ chưa thật “mượt”. Cho nên, tôi thường tự nhủ mình luôn phải đọc và chuẩn bị để bổ sung kiến thức mỗi khi nhận một nhiệm vụ dịch mới.

Một phần kiến thức nữa mà người phiên dịch cần trang bị là biết vị trí của mình - ngồi đâu, đứng đâu, nói năng, thưa gửi thế nào - trong tương quan với khách chính và các đại biểu khác. Cái này không trường nào dạy cả, phải tự học qua cọ xát thực tế.

Tóm lại, giỏi hai thứ tiếng là điều kiện cần, kiến thức sâu rộng là điều kiện đủ để làm một phiên dịch tốt.

Nghe chị chia sẻ, thấy công việc của người phiên dịch thật mênh mông quá. Hẳn chị có nhiều dự định trước mắt?

Đơn giản lắm. Kế hoạch của tôi là giữ gìn sức khỏe, tiếp tục chăm chỉ làm việc, duy trì và nâng cao chất lượng công việc để khách hàng ngày càng tin tưởng hơn. Khi có nhiều lời mời cộng tác, tôi không chỉ vui vì được làm điều mình đam mê, mà như thế, tôi còn đóng góp được phần nhỏ bé của mình làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Tôi hy vọng sẽ tiếp tục được tin tưởng, quý mến và giao những nhiệm vụ quan trọng như lần này.

Xin cảm ơn chị!

phia sau cabin phien dich Cơ hội tuyệt vời để nâng cao nghiệp vụ biên phiên dịch

Sáng 25/4, tại Nhà khách Chính phủ số 2 Lê Thạch (Hà Nội), Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao đã tổ chức bế giảng “Lớp ...

phia sau cabin phien dich Những mẩu chuyện về các sĩ quan phiên dịch Trại Davis

Vào những năm 1970, số người biết tiếng Anh ở miền Bắc rất ít, số người làm "thông ngôn" tiếng Anh lại càng ít hơn. ...

phia sau cabin phien dich Người phiên dịch cứu Tổng thống khỏi sự cố ngoại giao.

Theo AFP, ngày 6/6/2013, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân chuyến thăm Nhật Bản 3 ngày, Tổng thống ...

Tú Chi (thực hiện)

Đọc thêm

XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật ngày 5/5/2024. SXMB 5/5. xổ số hôm nay 5/5. dự đoán xổ số miền Bắc ...
XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5 - xổ số hôm nay 5/5. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 5 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 5/5. XSMT ...
Ukraine mở chiến dịch UAV 'điểm huyệt' kinh tế Nga, đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine mở chiến dịch UAV 'điểm huyệt' kinh tế Nga, đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine triển khai chiến dịch bắn phá các nhà máy lọc dầu bên trong nước Nga, sức công phá khá bất ngờ, Moscow không thể coi thường...
XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam hôm nay, Chủ nhật ngày 5/5/2024. KQSXMN. SXMN 5/5. xổ số hôm nay 5/5. Kết quả xổ số ngày ...
Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời báo chí về vấn đề thu hút FDI đối với những lĩnh vực như bán dẫn và các ngành công ...
Cure Kjm Aloe Việt Nam tự hào nhận giải thưởng 'Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng' năm 2024

Cure Kjm Aloe Việt Nam tự hào nhận giải thưởng 'Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng' năm 2024

Sáng ngày 04/05/2024, bà Đỗ Thị Nhàn - CEO Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại 3DO, đồng thời là đơn vị phân phối độc quyền và chính ngạch ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động