Phiên thảo luận mở Cấp cao HĐBA LHQ: Xây dựng lòng tin, đối thoại - thành tố thiết yếu để ngăn ngừa xung đột

Nguyễn Kim
Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột” được đánh giá là kịp thời, sâu sát và có tầm quan trọng lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xây dựng lòng tin, đối thoại – thành tố thiết yếu để ngăn ngừa xung đột
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao HĐBA LHQ về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ngày 19/4, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”.

Sự kiện có sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, nguyên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Lãnh đạo Cấp cao và đại diện của 15 nước thành viên HĐBA cùng 5 tổ chức khu vực tiêu biểu ở các khu vực.

Hiệu quả và đúng lúc

Thủ tướng của Saint Vincent và Grenadines Ralph Gonsalves trong phát biểu tại Phiên thảo luận chia sẻ, đất nước ông vừa phải hứng chịu một loạt các vụ phun trào núi lửa trong 11 ngày qua khiến 1/5 dân số phải sơ tán. Ông cho biết: “Nếu không có sự hợp tác hiệu quả giữa quốc gia, LHQ và các tổ chức khu vực và tiểu vùng, cuộc sống và sinh hoạt của chúng tôi sẽ trở nên hoàn toàn không thể chịu đựng được”.

Trong khi đó, Tariq Ahmad, Bộ trưởng, đại diện của Anh, cho rằng đến năm 2030, 2/3 số người nghèo cùng cực trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự mong manh, xung đột và bạo lực. Minh chứng bi thảm cho thực tế đó là chỉ trong hai tuần qua, chương trình nghị sự của HĐBA phủ bóng một loạt các cuộc xung đột ở Yemen, Mali, Syria, Hồ Lớn, cùng nhiều nơi khác. Ông lưu ý các tổ chức khu vực và tiểu khu vực có thể khôi phục lòng tin giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột, nhấn mạnh vai trò duy nhất của ASEAN trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

"Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh vẫn là ưu tiên hàng đầu của cả LHQ và OSCE. Để xây dựng lòng tin vào các nỗ lực hòa bình, chúng ta cần đảm bảo phụ nữ tham gia có ý nghĩa vào các quá trình liên quan đến chính trị và xung đột”, Chủ tịch đương nhiệm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu ÂU (OSCE) kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde.

Tại Phiên thảo luận, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres và lãnh đạo các nước thành viên HĐBA đánh giá chủ đề mà Việt Nam lựa chọn cho phiên thảo luận là rất cần thiết, kịp thời; cho rằng phiên thảo luận thực sự hiệu quả, qua đó cho thấy Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn ở LHQ, nhất là ở HĐBA.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh, chính sự gần gũi về địa lý, am hiểu địa bàn, có được lòng tin và uy tín với các bên liên quan trong xung đột khiến các tổ chức khu vực có thể hỗ trợ giải quyết xung đột rất tốt; khẳng định ủng hộ tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, cũng như giữa các tổ chức khu vực với nhau để ngăn ngừa, giải quyết xung đột nhất là thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại, đồng thời cho rằng cần tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức khu vực, tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa LHQ và các tổ chức khu vực.

Trước các tác động phức tạp của các vấn đề truyền thống và phi truyền thống, trong đó có Covid-19, các đại biểu kêu gọi các tổ chức khu vực đóng vai trò trung tâm trong việc chống đại dịch đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vaccine…

Xây dựng lòng tin, đối thoại – thành tố thiết yếu để ngăn ngừa xung đột
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khẳng định sự gắn kết

Trong bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin và đối thoại trong quan hệ quốc tế, đánh giá cao nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức khu vực với LHQ trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột.

Chủ tịch nước nêu đậm những thành tựu toàn diện, quan trọng của ASEAN trong xây dựng một Cộng đồng gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy hợp tác, đối thoại với LHQ và các đối tác liên quan, cũng như các nỗ lực tích cực của ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin trong giải quyết các vấn đề của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và Myanmar.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật 3 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, cần củng cố “kết nối 2 chiều” nhằm chia sẻ tri thức, cộng hưởng nỗ lực giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tận dụng lợi thế mỗi bên để mở rộng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ hai, cần đề cao hơn nữa chủ nghĩa đa phương, Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và có các giải pháp bao trùm và toàn diện nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như đói nghèo, bất bình đẳng và bạo lực.

Thứ ba, HĐBA cần tạo thuận lợi cho các tổ chức khu vực phát huy vai trò và về phần mình, các tổ chức khu vực cũng cần chủ động phát huy vai trò dẫn dắt trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột.

Cũng tại Phiên thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì thông qua Tuyên bố Chủ tịch của HĐBA do Việt Nam đề xuất nhằm khẳng định sự gắn kết giữa LHQ/HĐBA và các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột với xây dựng lòng tin và đối thoại là những thành tố thiết yếu.

Tuyên bố kêu gọi bảo đảm sự gắn kết và bổ trợ của các nỗ lực hợp tác; kêu gọi các tổ chức khu vực phát huy vai trò hỗ trợ, đưa ra khuyến nghị về ngăn ngừa, giải quyết xung đột cho các quốc gia thành viên phù hợp với Hiến chương LHQ và các thỏa thuận liên quan; và đề nghị Tổng Thư ký LHQ đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại trong thời gian tới.

“Trong bối cảnh xung đột khu vực tiếp tục nổi lên và trở nên sâu sắc hơn, LHQ không còn có thể tự mình đối phó với tất cả các cuộc khủng hoảng này. Đây là lý do tại sao tôi tin rằng cách tiếp cận đối tác có thể mang lại kết quả tốt nhất cho cả việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột”, Nguyên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon.

Việt Nam - Đối tác vì một nền hòa bình bền vững

Phiên Thảo luận mở Cấp cao ngày 19/4 là sự kiện điểm nhấn đặc biệt quan trọng mà Việt Nam chủ trì tổ chức trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, đây là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao ta sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, là dịp để chúng ta gửi thông điệp ở cấp cao nhất tới cộng đồng quốc tế về những định hướng, tầm nhìn và khát vọng phát triển của đất nước; khẳng định mạnh mẽ đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả.

Sự kiện cũng là dịp để thể hiện uy tín, vị thế của đất nước, phát huy vai trò, đóng góp có trách nhiệm cho các vấn đề về hòa bình, an ninh thuộc quan tâm chung của khu vực và quốc tế, góp phần triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

“Là thành viên của nhiều cơ chế khu vực quan trọng, nhất là ASEAN, chúng ta mong muốn các tổ chức khu vực phát huy hơn nữa vai trò của mình, tăng cường hình ảnh và chia sẻ trách nhiệm với LHQ trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột ở khu vực, vì sự ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới”, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nói.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, việc chủ trì Phiên thảo luận này nhằm phát huy đà thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020, tiếp nối và nâng tầm sáng kiến và kết quả của Phiên họp của HĐBA về “Hợp tác giữa ASEAN và LHQ” do ta chủ trì (tháng 1/2020) trong lần đầu làm Chủ tịch HĐBA trong nhiệm kỳ.

Xây dựng lòng tin, đối thoại – thành tố thiết yếu để ngăn ngừa xung đột
Các đại biểu tham dự Phiên họp tại đầu cầu Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cũng cho rằng, việc lựa chọn chủ đề này, cùng với hai chủ đề của hai phiên thảo luận điểm nhấn khác trong tháng Chủ tịch HĐBA là khắc phục hậu quả bom mìn và bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân sẽ thể hiện sự liên thông với chủ trương là “Đối tác vì một nền hoà bình bền vững” mà Việt Nam xác định là phương châm trọng tâm xuyên suốt của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA, qua đây truyền tải thông điệp lan toả tới cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, năng động, đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp hoà bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý: “Các nước trong và ngoài HĐBA tham dự sự kiện điểm nhấn về hợp tác khu vực ngày 19/4 đều đánh giá Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt cả về nội dung cũng như hậu cần; đánh giá rất cao phong thái điều hành phiên họp của Chủ tịch nước ta cũng như cách thức đặt vấn đề của Việt Nam về một chủ đề hết sức quan trọng là hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, nhấn mạnh tới đối thoại nhằm tăng cường lòng tin để ngăn ngừa xung đột hiệu quả".

TIN LIÊN QUAN
Cờ của tổ chức quốc tế, cờ của Liên hợp quốc: Không phải treo đâu cũng được
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lòng tin và đối thoại chính là giải pháp căn cơ cho một nền hòa bình bền vững
Phiên thảo luận Cấp cao của HĐBA: Thông điệp cao nhất, chủ đề bao trùm, hợp tác nâng tầm, ý nghĩa thiết thực
Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an: Thúc đẩy vai trò của các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa xung đột
Việt Nam duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động