Cứ vào dịp Tết, con phố bên hồ Văn (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) lại tấp nập với hàng trăm ông đồ trổ tài múa bút, cho chữ lấy may những ngày đầu năm.
Không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc trong dịp Tết cổ truyền, Hội chữ ông đồ đã trở thành sự kiện hàng năm được nhiều người dân quan tâm.
Một số tác phẩm thư pháp tại "phố ông đồ" bên hồ Văn - cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
Các "ông đồ" đã sẵn sàng đón khách
Cho đến ngày 29 tháng Chạp (7/2/2016) sự tham gia của công chúng tại "phố ông đồ" vẫn chưa nhiều, bởi người dân quen đến xin chữ ở vỉa hè phố Văn Miếu hơn.
Ban tổ chức đã bố trí 130 lều khung sắt xung quanh hồ để hơn 100 "thầy đồ" ngồi cho chữ.
Trước đó một số "ông đồ" đã viết đơn gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè Văn Miếu. Tuy nhiên, với chủ trương Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã không đồng tình.
Khoảng 100 "ông đồ" được lựa chọn sau kỳ thi sát hạch đã chấp hành ngồi viết chữ trong khu vực quanh hồ Văn. Các thư pháp gia này đều được đeo thẻ
Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Viết thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi nhiều, nhẫn nại, mềm mại hơn...
Niềm vui của ông đồ già bên những người bạn quốc tế
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.