Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón, hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Botswana
Tin/ảnh: Tuấn Anh
13:29 | 26/08/2019
TGVN. Sáng 26/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đón và hội đàm với bà Unity Dow, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Botswana đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế nước Cộng hòa Botswana Unity Dow thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/8.
Cộng hoà Botswana nằm sâu trong lục địa ở phía Nam châu Phi, Tây giáp Namibia, phía Bắc và Đông Bắc giáp Zimbabwe, Nam và Đông Nam giáp Nam Phi. Botswana có diện tích: 582.000 km2, dân số khoảng 2,25 triệu dân (năm 2018), với GDP theo đầu người bình quân: 17.828 USD/năm.
Về quan hệ Việt Nam-Botswana, ngày 11/2/2009, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và Đại sứ Trưởng Phái đoàn Botswana tại LHQ đã ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa hai nước.
Tháng 11/2017, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng trình Ủy nhiệm thư tại Botswana. Tháng 8/2018, Đại sứ Botswana tại Bắc Kinh Mothusi Palai đã trình Ủy nhiệm thư lên Chủ tịch nước Việt Nam.
Ngay sau lễ đón, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Botswana Unity Dow tiến hành hội đàm nhằm trao đổi về hợp tác chính trị - kinh tế giữa hai nước.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt hơn 47,8 triệu USD, tăng 25,7% so với năm 2017, trong đó chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu từ Botswana.
Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm sản phẩm gỗ nội thất, sản phẩm hóa chất… Mặt hàng nhập khẩu từ Botswana chủ yếu là khoáng sản, đá quý, kim cương.
Sau hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Botswana Unity Dow đã ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".