Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững

Thu Trang
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới cho thấy cam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế tiến tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Pháp)

Từ ngày 21-27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới và làm việc tại Pháp; đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 8 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, và làm việc tại Hà Lan.

Trước thềm chuyến công tác, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam về những nội dung chính của HNTĐ về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới và ý nghĩa sự tham gia của đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu tại Hội nghị.

Xin Đại sứ cho biết vài nét về HNTĐ Hiệp ước tài chính toàn cầu mới và mục đích, ý nghĩa sự tham gia của đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu tại Hội nghị?

HNTĐ Hiệp ước tài chính toàn cầu mới được kỳ vọng là gạch nối giữa sáng kiến Bridgetown và các sự kiện quốc tế quan trọng trong năm 2023 như HNTĐ G20 tại Ấn Độ, Thượng đỉnh Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền vững tại New York hay COP28 tại Dubai. Sự kiện có sự tham gia của khoảng hơn 100 lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế, cùng đông đảo đại diện của khu vực tư nhân, doanh nghiệp.

Tin liên quan
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc tại Pháp và Hà Lan Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc tại Pháp và Hà Lan

Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều cuộc khủng hoảng chưa từng có như biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học cùng các tác động của đại dịch Covid-19, xung đột và gia tăng bất bình đẳng. Hệ quả trước hết là các nguồn chi ngân sách của các quốc gia kiệt quệ, nợ công tăng vọt, khiến việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững cũng như các cam kết Montréal và Côn Minh về biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn.

Do đó, để có nguồn lực cùng ứng phó với những thách thức trên gồm cả biến đối khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, nghèo đói hay sức khỏe toàn cầu, và đầu tư cho tương lai thì các quốc gia cần xây dựng một hiệp ước tài chính toàn cầu mới. Cộng đồng quốc tế cần chia sẻ một tầm nhìn chung nhằm cải tổ hệ thống tài chính đa phương và xác định ra các phương thức mới để cùng tiến tới đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững và chuyển dần sang nền kinh tế không carbon.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược quan trọng nhằm hướng đến phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh. Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường.

Điều này thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero) tại Hội nghị COP26, và quyết định tham gia Thỏa thuận đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số nước G7 và đối tác quốc tế khác.

Những cam kết này sẽ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời cũng đóng góp cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc tham gia Hội nghị HNTĐ Hiệp ước tài chính toàn cầu mới tại Paris là tiếp tục sự cam kết mạnh mẽ, nhất quán của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam chung tay với cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức toàn cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew thảo luận về việc triển khai JETP, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 28/2/2023. (Nguồn: Báo ĐCS)

Đoàn Việt Nam sẽ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu tham dự Hội nghị với mục tiêu gì và sẽ có đóng góp như thế nào tại sự kiện này?

Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong chính sách phát triển bền vững của Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

Ngày 1/10/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Là một nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng và với Chương trình JETP, Việt Nam sẽ chứng minh rằng, tăng trưởng kinh tế không song hành với tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

JETP Việt Nam được xây dựng dựa trên Quan hệ đối tác Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu (PGII) của nhóm các quốc gia G7 do Vương quốc Anh khởi xướng, nhằm thu hẹp khoảng cách đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Tiếp theo các cam kết của Việt Nam tại COP21 Paris, COP26 Glasgow và thiết lập JETP với một số nước G7 và một số đối tác năm 2022, việc Việt Nam tham gia HNTĐ Hiệp ước tài chính toàn cầu mới là bước đi cụ thể để huy động nguồn lực tài chính và công nghệ nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với sự hỗ trợ của quốc tế.

Theo đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Từng là nơi diễn ra Hội nghị COP21 dẫn đến Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lịch sử, nay Pháp lại đăng cai HNTĐ Hiệp ước tài chính toàn cầu mới nhằm xây dựng sự đồng thuận mới cho một hệ thống tài chính quốc tế toàn diện hơn chống lại sự bất bình đẳng trong quá trình chống biến đổi khí hậu. Đại sứ đánh giá như thế nào về nỗ lực ngoại giao khí hậu của Pháp?

Pháp coi môi trường, đặc biệt là khí hậu và đa dạng sinh học là những ưu tiên lớn của ngoại giao nước này và tích cực tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với các vấn đề về môi trường và khí hậu. Việc dự báo sớm và triển khai thành công các mô hình tăng trưởng chống chịu, bao trùm và bền vững trở thành mục tiêu quốc gia của Pháp.

Tiếp theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, Pháp tiếp tục thể hiện nỗ lực của mình qua cam kết tại năm Chủ tịch G7 2019 và qua giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 năm 2020.

Năm 2021, Pháp tăng gấp đôi ngân sách dành cho việc triển khai mô hình phát triển đoàn kết và chống bất bình đẳng, một bước khẳng định chính sách phát triển là một trụ cột trong chính sách đối ngoại của nước này và lần đầu tiên có luật ngân sách cho chính sách phát triển.

Pháp hiện là nước cho vay lớn thứ 5 dành cho các dự án phát triển, đưa tổng giá trị viện trợ phát triển (ODA) lên 0,55% GNP năm 2022 (so với 0,44% trước đó) và đặt mục tiêu đạt 0,7% GNP năm 2025.

Vấn đề khí hậu, môi trường đã thành lĩnh vực xuyên suốt trong các nỗ lực của Pháp nhằm hỗ trợ các nước kém phát triển, để tiến tới các mô hình phát triển có khả năng chống chịu hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn. Hỗ trợ phát triển của Pháp cũng tập trung vào các quỹ đa phương để triển khai các dự án bảo vệ khí hậu, y tế, giáo dục và bình đẳng giới.

Pháp đánh giá cao cam kết và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực khí hậu, môi trường và coi trọng vai trò đối tác của Việt Nam trong chính sách ngoại giao khí hậu cũng như hỗ trợ phát triển về khí hậu, môi trường.

Quỹ Phát triển Pháp AFD cũng đang đi tiên phong triển khai chính sách này của Pháp tại Việt Nam, đã và đang dành cho Việt Nam những khoản tài trợ quan trọng các các dự án liên quan.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững
HNTĐ về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới diễn ra từ ngày 22-23/6 tại Paris, Pháp. (Nguồn: BTC)

Việt Nam và các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương mong muốn một hệ thống tài chính toàn cầu như thế nào để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu và vượt qua những thách thức kinh tế đang phải đối mặt?

Việt Nam mong muốn quá trình chuyển đổi năng lượng cần công bằng, theo đó, mỗi quốc gia cần quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của mọi người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Các quốc gia phát thải nhiều khí nhà kính trong quá khứ cần thực hiện trách nhiệm lịch sử của mình và hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực, chuyển đổi năng lượng. Song song với đó, các nước đang phát triển cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp và tính đến điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia.

"Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược quan trọng nhằm hướng đến phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh. Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường", Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh.

Việt Nam hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng ưu tiên, tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để hướng đến việc giảm tối đa tình trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường và an toàn với sức khỏe con người, hướng đến nông nghiệp công nghệ cao.

Chính sách tài chính cần hướng đến việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho đầu tư cho tăng trưởng xanh, góp phần vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững.

Ngay sau COP26, trong chuyến thăm Pháp và trao đổi với các đối tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh về tài chính xanh như là một thành tố quan trọng để đảm bảo thành công cho ứng phó với biến đối khí hậu.

Ngoài nội dung xây dựng các mô hình tài chính mới, theo đó nhấn mạnh việc tập hợp các đối tác tài chính trong một khuôn khổ chung nhằm triển khai các mục tiêu quốc gia, Việt Nam cũng mong đợi sẽ tìm kiếm được các công cụ tài chính mới và cách thức tài trợ mới, cải tiến hơn, nhằm đáp ứng được nhu cầu đối phó với các thách thức.

Việt Nam cho rằng, để tránh việc phân tán nguồn lực hoặc mỗi quốc gia chạy theo một hướng phát triển khác nhau, cũng cần đánh giá lại vai trò của các ngân hàng phát triển đa phương, thay đổi cách tiếp cận của quan hệ đối tác giữa các ngân hàng phát triển với các quốc gia.

Theo đó, phải ưu tiên hài hòa bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển, chuyển đổi quy mô hợp tác thông qua huy động tất cả các công cụ và đối tác, đồng thời khuyến khích các ngân hàng tăng cường phối kết hợp trong triển khai nhiệm vụ.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững
Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ký kết Thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ các đô thị Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu, tháng 5/2022. (Nguồn: Báo TNMT)
Tiểu sử Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Tiểu sử Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước ...

Chính phủ sẽ thực hiện cải cách tiền lương, xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Chính phủ sẽ thực hiện cải cách tiền lương, xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Chính phủ sẽ thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU và Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU và Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam rất coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Liên minh châu Âu - đối ...

Bảo hộ công dân ở Sudan: Chạy đua với thời gian

Bảo hộ công dân ở Sudan: Chạy đua với thời gian

Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với Báo TG&VN về hành trình sơ tán công dân ...

Thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng tái tạo giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng tái tạo giữa Việt Nam với Hà Lan, Hoa Kỳ

Ngày 31/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức

Tổng thống Ukraine tuyên bố, ông sẵn sàng từ bỏ chức vụ nếu điều đó mang lại hòa bình cho đất nước đang chìm trong xung đột này.
Thủ tướng Lào thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái

Thủ tướng Lào thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái

Ngày 23/2, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đến thăm, làm việc tại Cảng Tân Cảng-Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân.
Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Thái Lan: Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan, trong đó có vụ nổ xảy ra trước khi cựu Thủ tướng Thaksin ...
Giá vàng hôm nay 24/2/2025: Giá vàng có thể 'rớt' khỏi đỉnh, lộ diện mức quan trọng về mặt tâm lý, thị trường cần thêm thời gian

Giá vàng hôm nay 24/2/2025: Giá vàng có thể 'rớt' khỏi đỉnh, lộ diện mức quan trọng về mặt tâm lý, thị trường cần thêm thời gian

Giá vàng hôm nay 24/2/2025 ghi nhận các chuyên gia trong ngành ngày càng thận trọng về triển vọng ngắn hạn.
Giá tiêu hôm nay 24/2/2025: Thị trường tăng, nông dân có tiềm lực tài chính mạnh và đại lý tiếp tục thu mua tích trữ

Giá tiêu hôm nay 24/2/2025: Thị trường tăng, nông dân có tiềm lực tài chính mạnh và đại lý tiếp tục thu mua tích trữ

Giá tiêu hôm nay 24/2/2025 tại thị trường trong nước tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.000 đồng/kg.
Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Bầu cử Đức: Người dân bắt đầu đi bỏ phiếu, thăm dò cho thấy sự dịch chuyển sang cánh hữu

Ngày 23/2, cử tri Đức đã đi bỏ phiếu bầu cử liên bang. Thăm dò cho thấy phe bảo thủ của ông Friedrich Merz đang chiếm ưu thế.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm làm việc tại Kenya

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm làm việc tại Kenya

Trong khuôn khổ chuyến công tác tới khu vực Đông Phi, ngày 20-21/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kenya.
Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - LB Nga

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - LB Nga

Triển khai Kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nga A. Rudenko thăm Việt Nam từ ngày 20-21/2 để tiến hành Tham vấn chính trị.
Đại sứ Đặng Xuân Dũng chào từ biệt Thứ trưởng Ngoại giao Oman nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác

Đại sứ Đặng Xuân Dũng chào từ biệt Thứ trưởng Ngoại giao Oman nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác

Thứ trưởng Ngoại giao Oman đánh giá cao sự phối hợp của Đại sứ quán, đặc biệt là cá nhân Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua.
Việt Nam và Trung Quốc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan kiểm sát

Việt Nam và Trung Quốc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan kiểm sát

Từ ngày 17-21/2, Đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Đặc biệt ấn tượng với cách đưa tin nhanh, hình ảnh đẹp của Báo Thế giới và Việt Nam

Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Đặc biệt ấn tượng với cách đưa tin nhanh, hình ảnh đẹp của Báo Thế giới và Việt Nam

Sáng nay 21/2, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã có cuộc gặp, làm việc với Đại sứ Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes.
Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, hiện 11 công dân Việt Nam đang lưu trú tại trạm nhập cư thành phố Villahermosa, bang Tabasco.
Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Trong số những người bị nạn có có 3 người Việt Nam gồm 2 người đã được cứu và 1 người đang mất tích. Sức khỏe của 2 người được cứu đã hồi phục.
Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao: Gắn với người dân, phục vụ thiết thực cho nhân dân

Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao: Gắn với người dân, phục vụ thiết thực cho nhân dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh chia sẻ các kết quả nổi bật của công tác bảo hộ công dân trong năm 2024...
18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển đã nhập cảnh Malaysia và đang làm các thủ tục để về nước.
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động