Nhỏ Bình thường Lớn

Hội nghị G7 sẽ tạo bước ngoặt khôi phục kinh tế toàn cầu

Cuộc họp G7 ở Cornwall có thể là một bước ngoặt, không chỉ trong việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 mà còn trong việc tạo ra một nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ hơn.
Hội nghị G7 sẽ tạo bước ngoặt khôi phục kinh tế toàn cầu
Hội nghị Thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại Vịnh Carbis, hạt Cornwall (Anh) từ ngày 11-13/6. (Nguồn: Reuters)

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) diễn ra ở Cornwall, lãnh đạo các nền kinh tế lớn có cơ hội thông qua một kế hoạch để không chỉ đẩy nhanh sự phục hồi hậu đại dịch cho chính quốc gia mình mà còn thúc đẩy sự chuyển dịch sang một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn, bao trùm hơn với khả năng phục hồi mạnh mẽ.

Bài học quan trọng mà chính phủ các nước G7 đã học được từ đại dịch Covid-19 là mọi quốc gia đều phải đối mặt và dễ bị tổn thương như thế nào trước các mối đe dọa toàn cầu, như bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và thiệt hại đa dạng sinh học.

Vai trò của G7

Những thách thức đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng do đại dịch gây ra đều có mối liên hệ với nhau, vì vậy các quốc gia cần một cách tiếp cận tổng thể và G7 có trách nhiệm lãnh đạo cách tiếp cận này.

Có thể hiểu được rằng lãnh đạo các quốc gia giàu có sẽ tập trung vào tình trạng của nền kinh tế nội địa, với nhiều dấu hiệu phục hồi nhanh chóng.

Tin liên quan
Từ A đến Z về Thượng đỉnh G7 tại Cornwall Từ A đến Z về Thượng đỉnh G7 tại Cornwall

Tuy nhiên, họ cũng cần nhận ra sự cần thiết phải tăng cường đầu tư trong thập niên tới để tạo điều kiện cho tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ hơn, tạo nền tảng ứng phó với biến đổi khí hậu và xói mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có cả đa dạng sinh học. Các quốc gia không nên tiếp tục mắc phải sai lầm cách đây một thế kỷ khi chỉ tập trung chủ yếu vào tiêu dùng.

Báo cáo trước Hội nghị thượng đỉnh gần đây theo yêu cầu của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho thấy đầu tư của G7 tính theo tỷ trọng GDP trước đại dịch đã ở mức thấp nhất trong vài thập kỷ.

Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Anh, sụt giảm đầu tư sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 về cơ bản chính là lý do dẫn đến đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp của thập niên sau.

Báo cáo này cho rằng các nền công nghiệp G7 nên đầu tư thêm 1 nghìn tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ tới, tương đương mức trước đại dịch, để thúc đẩy sự phục hồi bền vững và lâu dài.

Phần lớn mức tăng, tương đương với 2% GDP của cả 7 quốc gia, sẽ đến từ khu vực tư nhân, vì vậy các chính phủ cần có những chính sách và kỳ vọng để khích lệ các doanh nghiệp này và bản thân chính phủ cũng phải có những nỗ lực tăng cường đầu tư, đặc biệt là trong vài năm tới.

Về dài hạn, chính phủ các nước G7 cũng cần chuẩn bị cho việc vay vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo nền tảng vững chắc cho một cuộc cách mạng công nghiệp xanh. Có mục tiêu tham vọng sẽ hiệu quả hơn việc quá mức thận trọng, bởi đầu tư kém sẽ đồng nghĩa với một nền kinh tế kém sinh động.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các bộ tài chính phải từ bỏ các nguyên tắc vốn có. Thay vào đó, họ nên đảm bảo rằng tài chính công được phân bổ cho các khoản đầu tư chất lượng cao có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững và xây dựng nguồn thu từ thuế.

Cam kết về tài chính công bền vững trong thập niên này sẽ thúc đẩy đầu tư chừng nào các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" quá sớm không làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Phân tích cho thấy cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiên nhiên bền vững mang lại lợi ích đặc biệt đáng khích lệ.

Do đó, các nước G7 nên đẩy nhanh quá trình “khử carbon” trong nền kinh tế bằng cách loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và thay thế chúng bằng việc sử dụng năng lượng giao thông, công nghiệp và nông nghiệp không phát thải.

Các quốc gia này cũng nên đầu tư nhiều hơn nữa để bảo vệ và phủ xanh đất liền cũng như khôi phục hệ sinh thái biển, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững.

Các nhà lãnh đạo G7 cũng cần thừa nhận rằng nền kinh tế của họ sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn nếu phần còn lại của thế giới cũng tăng trưởng.

Điều này bắt nguồn từ thực tế phần lớn nhu cầu toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ đến từ các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển. Do đó, G7 phải huy động nguồn tài chính và thúc đẩy đầu tư vào các nền kinh tế này.

Đảm bảo các mục tiêu khác

Không một quốc gia nào có thể an toàn cho đến khi cả thế giới kiểm soát được dịch bệnh, và trong bối cảnh đó, nhu cầu cấp thiết và quan trọng nhất vẫn là bù đắp sự thiếu hụt tài chính cho cơ chế tiếp nhận vaccine toàn cầu COVAX, cũng như thúc đẩy sản xuất và chia sẻ vaccine.

Tất cả các quốc gia cần được tiếp cận với vaccine Covid-19 và các phương thức để tạo miễn dịch cho người dân một cách hiệu quả.

Các nước giàu cần trợ giúp các nền kinh tế đang phát triển bằng các khoản cho vay và khả năng tiếp cận tài chính thông qua các nguồn như Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay tài sản dự trữ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Nếu không có những hỗ trợ này, thế giới có nguy cơ phải hứng chịu một thập kỷ phát triển mất mát và không thể hoàn thành Các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Tin liên quan
Thượng đỉnh G7: Cơ hội cuối cùng cho phương Tây? Thượng đỉnh G7: Cơ hội cuối cùng cho phương Tây?

G7 cũng phải đảm bảo rằng các quốc gia giàu có hoàn thành cam kết đã đưa ra năm 2010, dù muộn màng, là huy động 100 tỷ USD mỗi năm từ các nguồn đầu tư công và tư tới năm 2020 để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu. Mức huy động đã thống nhất nên được bổ sung tới hạn 2025, đi kèm với các ưu đãi khác.

Khả năng này, cùng với việc bổ sung SDR, việc mở rộng nguồn vay từ các ngân hàng phát triển đa phương và việc sử dụng các nguồn lực từng được phân bổ cho đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, cho thấy các bên có thể huy động vốn cho các nước nghèo hơn mà không tạo gánh nặng cho tài chính công.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tại Glasgow tháng 11 tới có nguy cơ thất bại nếu các quốc gia giàu có không tôn trọng cam kết tài chính với các nước đang phát triển và duy trì các cam kết đó đến năm 2025.

Vì lý do này, cuộc họp G7 ở Cornwall có thể là một bước ngoặt, không chỉ trong việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 mà còn trong việc tạo ra một nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ hơn.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh G7: Đoàn kết hơn sau bài học bó đũa?
Hội nghị thượng đỉnh G7: Một số 'gạch đầu dòng'
Học giả Anh: G7 là cơ hội để các nước thể hiện sự thống nhất giữa vòng vây thách thức
Việt Nam sẽ hưởng lợi khi G7 đánh thuế công ty đa quốc gia?
Nghệ sĩ quốc tế kêu gọi G7 chia sẻ 150 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo

(theo Project Syndicate)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên