Nhỏ Bình thường Lớn

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel

Sáng 20/7, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo 'Việt Nam và Israel phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng'.
Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel
Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Thu Trang)

Tham dự Hội thảo có các đại biểu, chuyên gia đến từ Israel, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ chức Child Fund Việt Nam, đại diện các bộ, ban, ngành Việt Nam cùng nhiều cơ quan truyền thông báo chí.

Hội thảo là cơ hội để Việt Nam và Israel chia sẻ những điển hình về phòng chống nạn bắt nạt trên mạng cùng các hướng tiếp cận sáng tạo đa ngành để nâng cao nhận thức cho xã hội về vấn đề ngày càng nóng trên toàn cầu này.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer khẳng định: “Vấn đề bắt nạt trên môi trường mạng gây ra những hệ quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và thể chất đối với nạn nhân. Đã đến lúc chúng ta cùng nhau hành động và chống lại vấn nạn bắt nạt trực tuyến”.

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel
Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh rủi ro trên môi trường mạng. (Ảnh: Thu Trang)

Trong khi đó, ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho rằng, mạng Internet tương tự như một cuốn bách khoa toàn thư số, nơi mọi người có thể cùng học hỏi, trau dồi kiến thức một cách nhanh chóng và thuận tiện, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bắt nạt cho người dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em.

"Những gì trẻ nhỏ đã phải chịu đựng trong quá khứ từ việc bị bắt nạt trên mạng cũng dễ dàng biến các em thành những người dễ gây bạo lực trong cuộc sống khi trưởng thành hoặc tâm tính bất ổn", ông Lưu Quang Tuấn cảnh báo.

Trong các phiên chuyên đề, các chuyên gia đã trình bày bức tranh toàn cảnh về tình hình bắt nạt trên mạng, bao gồm tác động đối với trẻ em, thực trạng tại Việt Nam và các chính sách, pháp luật liên quan và các giải pháp chung phòng chống bắt nạt mạng.

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel
Ông Doron Herman, diễn giả đến từ Israel, nhà sáng lập doanh nghiệp giáo dục Safe School Analytics, chia sẻ các biện pháp và mô hình mà Israel đang áp dụng. (Ảnh: Thu Trang)

Ông Doron Herman, diễn giả đến từ Israel, nhà sáng lập doanh nghiệp giáo dục Safe School Analytics, chia sẻ với đông đảo đại diện bộ ngành Việt Nam về các biện pháp và mô hình mà Israel đang áp dụng để chống bắt nạn trên mạng. Trong đó, phải kể tới nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về vấn đề này do Israel đề xuất. Israel cũng đã thành lập một cơ quan liên bộ, vận hành đường dây nóng 105 để tiếp nhận câu hỏi và báo cáo từ người dân về hành vi bắt nạt mạng.

Các giải pháp công nghệ cũng là thế mạnh của Israel trong lĩnh vực này, điển hình là các nội dung giảng dạy do doanh nghiệp của Doron Herman phát triển nhằm hỗ trợ nhà trường giáo dục trẻ em về năng lực cảm xúc xã hội và an toàn trên mạng. Giải pháp này nhận được sự ủng hộ của nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội Israel, như ngôi sao điện ảnh Gal Gadot.

Ngoài ra, còn có những ứng dụng trên điện thoại, như Keeps Child Safety của Israel, sử dụng AI để nhận diện tin nhắn có nội dung bắt nạt trong điện thoại của trẻ và báo cho cha mẹ trong vòng 20 phút.

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thu Trang)

Hội thảo nhắm tới trao đổi các cách thức củng cố năng lực bắt nạt mạng tới các bên tham gia trong nước thông qua chế tài pháp luật và tiến bộ công nghệ sáng tạo. Bên cạnh đó, các giải pháp còn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng tới một hiện tượng còn mới mẻ tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Microsoft vào năm 2020 cho thấy cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Hiện Việt Nam cũng đã có các quy định của pháp luật liên quan đến bắt nạn trên mạng, trong đó có Luật An ninh mạng (2018), Luật Trẻ em (2016), quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng: Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Thu Trang)
Những điều cần biết về vụ tấn công mới nhất nhằm vào cầu Crimea

Những điều cần biết về vụ tấn công mới nhất nhằm vào cầu Crimea

Cây cầu nối bán đảo Crimea được sáp nhập với đất liền Nga bị hư hại sau một vụ tấn công lúc sáng sớm ngày ...

Campuchia tăng trợ cấp cho lao động nữ, chú trọng bà mẹ và trẻ em

Campuchia tăng trợ cấp cho lao động nữ, chú trọng bà mẹ và trẻ em

Chính phủ Campuchia vừa ra thông cáo báo chí giải thích về việc tăng trợ cấp cho người lao động, trong đó có tăng mức ...

Liên hợp quốc: Đằng sau những con số là những gương mặt trẻ em phải chịu đựng bạo lực vũ trang

Liên hợp quốc: Đằng sau những con số là những gương mặt trẻ em phải chịu đựng bạo lực vũ trang

Năm 2022 có 27.180 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em do xung đột - con số cao nhất mà Liên hợp quốc ...

Cần hành động khẩn cấp bảo vệ trẻ em khỏi các vụ vi phạm do chiến tranh

Cần hành động khẩn cấp bảo vệ trẻ em khỏi các vụ vi phạm do chiến tranh

Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp và quyết đoán để bảo vệ trẻ em trong bối cảnh số vụ vi phạm nghiêm ...

UNICEF: Tuyến đường biển nguy hiểm đến châu Âu khiến nhiều trẻ em di cư thiệt mạng

UNICEF: Tuyến đường biển nguy hiểm đến châu Âu khiến nhiều trẻ em di cư thiệt mạng

UNICEF ước tính kể từ năm 2018, mỗi tuần có khoảng 1.500 trẻ em thiệt mạng hoặc mất tích trên biển dọc tuyến đường vượt ...