TIN LIÊN QUAN | |
"Điều tuyệt vời trong lần đầu đón Tết cổ truyền Việt Nam" | |
Phong tục Tết trên thế giới: Xua rui, đón may |
Seollal, hay Tết Nguyên đán, là một trong những ngày lễ truyền thống được chờ đợi nhất trên bán đảo Triều Tiên. Dịp lễ này đã bị quên lãng mãi đến năm 1989, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il hồi sinh truyền thống ăn tết theo lịch âm. Trước đó, người dân Triều Tiên thường đón chào năm mới theo lịch dương. Còn ở Hàn Quốc, lễ hội năm mới được tổ chức hai lần, theo cả lịch dương và lịch âm, theo Korea Times. (Nguồn: Reuters) |
Đây là một trong số ít những dịp lễ chung của hai miền Nam, Bắc. Ở cả hai miền, các gia đình quây quần, cùng thưởng thức các món ăn truyền thống như tteokguk (súp bánh gạo) và dành thời gian chơi các trò chơi dân gian như yut nori hay chơi nhảy dây. (Nguồn: Reuters) |
Trẻ em từ nhiều vùng của Triều Tiên đổ về tham gia cuộc thi thả diều tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ngoài ra, truyền thống mừng tuổi cho trẻ em cũng được duy trì ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Trong những ngày này, người dân Triều Tiên cũng có nghĩa vụ đến thăm và dâng hoa trước hai bức tượng đồng của nhà lập quốc Kim Nhật Thành và con trai ông, cố lãnh đạo Kim Jong Il. (Nguồn: Reuters) |
Trong dịp này, khu vực biên giới liên Triều là nơi nhiều người Hàn Quốc đến để dâng lễ cho người thân họ ở miền Bắc. Bên mâm lễ vật gồm các món ăn truyền thống và rượu được đặt gần hàng rào dây thép gai, những người con cầu nguyện cho cha mẹ mình. (Nguồn: Reuters) |
Tháng 8/2018, khoảng 330 người Hàn Quốc, thuộc 89 gia đình, đã được lựa chọn ngẫu nhiên để đoàn tụ với 185 người thân thất lạc đang sống ở Triều Tiên. Hai miền bán đảo đã khởi động lại hoạt động đoàn tụ gia đình ly tán trong chiến tranh sau thời gian dài căng thẳng tăng cao vì chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. (Nguồn: Reuters) |
Phố Hàng Mã lung linh sắc màu đón Tết Kỷ Hợi Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến rất gần, phố Hàng Mã như được khoác lên mình tấm áo rực rỡ sắc màu. Đến phố ... |
Phong tục đón Tết truyền thống đặc biệt của người Trung Quốc Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc coi Tết Âm lịch là dịp lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp này, người Trung Quốc thường ... |
Tại sao màu đỏ không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền của người Trung Quốc? Người Trung Quốc sẽ trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ với ngụ ý mong muốn nhiều điều may mắn, tốt lành ... |