Phụ huynh lo sợ con 'sốc' khi đi học trở lại

Kiều Phương
Hiện nay, nhiều địa phương đã mở cửa trường học sau một thời gian gián đoạn vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, không ít phụ huynh băn khoăn, lo lắng con bị 'sốc' khi đi học trở lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mở cửa trường học, phụ huynh trăn trở con khó bắt nhịp và thích nghi
Nhiều tỉnh thành đã mở cửa trường học cho trẻ đi học trở lại.

Lịch sinh hoạt bị xáo trộn đáng kể

Từ đầu tháng 7, phụ huynh Nguyễn Ngọc Thúy (Thường Tín, Hà Nội) gửi con gái học lớp 6 về quê cùng ông bà ở Hải Phòng. Dù học sinh tại Hải Phòng được đi học trực tiếp, song chị không đăng ký cho con học vì gặp khó khăn trong việc đưa đón. Thay vào đó, người mẹ chọn giải pháp để con học online theo lớp tại Hà Nội, chấp nhận "được chữ nào hay chữ nấy".

Khi nghe tin con gái thuộc nhóm học sinh được trở lại trường tại Hà Nội từ 8/11, chị Thúy tỏ ra phấn khởi và ngay lập tức về quê đón con lên thành phố. Với chị, đi học trở lại đồng nghĩa với việc con không còn phải chịu cảnh học "chữ được chữ không".

Thế nhưng, bên cạnh niềm vui, người mẹ này không khỏi băn khoăn và gặp khó trong quá trình giúp con bắt nhịp trở lại với trường lớp sau thời gian dài học trực tuyến.

"Khi năm học mới bắt đầu, mặc dù phải học online nhưng con vẫn thảnh thơi bởi bài vở của lớp 6 không quá nặng. Ông bà ở quê lại yêu chiều, giúp cháu làm hết mọi việc nên ngoài việc học, con được thoải mái ngủ nghỉ, vui chơi.

Khi thông báo con chuẩn bị đi học trở lại, trái với vẻ vui mừng của bố mẹ, con ỉu xìu và than thở không muốn đi học, bởi đã quá quen với nếp sinh hoạt được hình thành trong nửa năm nay. Đặc biệt, con còn tỏ ra ngại đến trường bởi vừa mới "chân ướt chân ráo" vào cấp 2, bạn bè con chưa thân với ai, tất cả chỉ được nhìn thấy nhau qua màn hình máy tính", chị Thúy tâm sự.

Phụ huynh Lê Hoàng (Đan Phượng, Hà Nội) cũng rơi vào nỗi lo tương tự. Anh cho biết, trong khoảng thời gian học online, trừ thời gian học cố định từ 7h45 đến 11h mỗi ngày, những "khoảng nghỉ" còn lại, vợ chồng anh chị đều cho con toàn quyền "tự quyết" và hoạt động tự do. Vì vậy, quay trở lại trường học đồng nghĩa với những thói quen, nề nếp sinh hoạt của con bị xáo trộn một cách đáng kể.

Anh nói: "Ở nhà học trực tuyến, con chỉ cần dậy trước 15 phút để ăn sáng và mở máy, chuẩn bị cho buổi học. Trong khi đó, đến trường học trực tiếp thì lại khác. Thời gian học bắt đầu sớm hơn, lại mất thời gian di chuyển, do đó, con sẽ phải thức giấc sớm hơn rất nhiều.

Điều này cũng kéo theo hàng thói quen như: xem ti vi, làm bài tập, đi ngủ… phải thay đổi. Với người lớn, tinh thần tự giác cao, những xáo trộn này sẽ chẳng là gì. Tuy nhiên, con năm nay mới học lớp 5, tôi e rằng sẽ phải mất thời gian dài để con sắp xếp và thích nghi với nề nếp mới".

Phấn khởi khi sắp gặp lại thầy cô và bạn bè, song trước ngày trở lại trường, Vũ Huyền Thương (học sinh lớp 12 tại Thường Tín, Hà Nội) cũng không khỏi lo lắng. Không học trực tiếp 6 tháng, Thương tự hỏi liệu rằng khi đi học trở lại, mình có thể nhanh chóng bắt nhịp với lịch sinh hoạt mới hay không.

Thương tâm sự: "Năm nay cuối cấp, em cũng muốn đến trường để được học tập tốt hơn, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy có chút gì đó trống trải và sợ hãi…

Sợ rằng khi đi học trở lại, em sẽ rơi vào những ngày học thêm, học bù triền miên. Chưa kể phải dậy sớm đi học, thức khuya làm bài, giờ giấc không được thoải mái như khi học trực tuyến.

Chưa đầy một tuần nữa là tới trường, trong khi có quá nhiều thứ cần sắp xếp và thay đổi. Không biết em có bắt nhịp kịp không, mặc dù em đã luôn tự nhủ với bản thân rằng cần cố gắng…".

Chuẩn bị hành trang cho trẻ khi trở lại trường

Theo nhà giáo Ngọc Hà (giáo viên cấp 2 tại Hà Nội), trở lại trường sau một khoảng thời gian dài nghỉ dịch Covid-19, kéo theo những thay đổi về thời khóa biểu và thói quen sinh hoạt, do đó, "ngại đến trường" là tâm lý chung của nhiều học sinh, nhất là trong điều kiện miền Bắc đang dần bước vào những ngày mưa rét.

Tuy nhiên, cô Hà cho hay, thay vì lo lắng, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất để con thích nghi với môi trường học tập:

"Tương tự như người lớn, thời gian giãn cách kéo dài cũng khiến trẻ hình thành những thói quen và nề nếp mới. Nhiều em có thể đã quen với việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên và không muốn ra ngoài vận động, hay chuyển đổi từ học trực tuyến qua học trực tiếp cũng khiến con lo lắng và không kịp thích nghi.

Để con không cảm thấy "sốc" khi trở lại trường, cha mẹ nên cùng con thay đổi và xây dựng lại thời gian biểu. Điều này được thể hiện ở những thói quen nhỏ nhất như thay đổi giờ ngủ và thức dậy, giờ giải trí (ví dụ như xem ti vi, đọc truyện…).

Bố mẹ có thể cùng con trang trí lại góc học tập sao cho mới mẻ hơn, bởi biết đâu một không gian mới sẽ đem lại cho con niềm say mê, hứng thú".

Phụ huynh nên để trẻ tự mặc đồng phục, tự ăn hay tự chuẩn bị sách vở. Không chỉ khiến trẻ thích nghi với trường học dễ dàng hơn, điều này còn giúp các ông bố, bà mẹ bớt bận rộn khi không phải "ôm đồm", chăm lo cho các em quá nhiều.

Tuy nhiên, việc rèn tính tự giác cho trẻ không thể chỉ làm trong ngày một, ngày hai, mà cần rất nhiều thời gian, công sức và sự định hướng của cha mẹ".

Cũng theo nhà giáo này, bên cạnh sự chuẩn bị về mặt vật chất, phụ huynh cần lưu ý tới yếu tố tinh thần của trẻ.

Cô nói: "Trước khoảng thời gian trở lại trường, bố mẹ hãy dành thời gian để tâm sự, trò chuyện và thấu hiểu những kỳ vọng, cũng như băn khoăn, trăn trở của các con. Bố mẹ hãy đưa ra sự định hướng để giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn về cách cư xử phù hợp hơn với bạn bè, thầy cô khi tới lớp, nhất là với học sinh tiểu học.

Nhiều trẻ còn có nỗi sợ vu vơ như: "Con sợ đi học, bạn lại chê con béo", hay "Tới lớp, bạn hay "dùng chung" đồ dùng học tập của con"...

Theo tôi, bất kể nguồn gốc cơn lo lắng của trẻ là gì, cha mẹ vẫn cần đồng cảm và giúp con đưa ra hướng giải quyết một cách phù hợp nhất. Được "giải tỏa" nỗi lo, trẻ mới có tâm thế quay trở lại trường".

Cô giáo Phạm Thị Gấm cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của phụ huynh, nhà trường và thầy cô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ thích nghi với trường lớp sau kỳ nghỉ dài "kỷ lục".

Theo đó, khi trở lại trường, bên cạnh việc trau dồi kiến thức, giáo viên có thể dành cho học sinh sự quan tâm bằng những hành động nhỏ như hỏi thăm, động viên hay khích lệ…

Chuyển đổi từ hình thức trực tuyến sang trực tiếp khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt với những em có học lực kém. Vì vậy, cô Gấm cho rằng, thay vì chỉ trích, phàn nàn thầy cô cần đồng cảm, thậm chí là thay đổi cách dạy (có thể dạy chậm rãi hơn) để các em có niềm tin và thích ứng một cách nhanh nhất.

Cô Gấm chia sẻ: "Khi đi học trở lại, việc củng cố kiến thức là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cần thiết lập làm sao để điều này không trở thành nỗi "ám ảnh", gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Vấn đề này không chỉ nằm ở phía giáo viên, mà cần có sự cân nhắc, sắp xếp đến từ bộ máy quản lý của mỗi nhà trường".

Học sinh nội thành Hà Nội bao giờ đi học lại?

Học sinh nội thành Hà Nội bao giờ đi học lại?

Mặc dù có nhiều phường trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội được đánh giá mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp ...

Chuyên gia y tế Phạm Đức Phúc: Việt Nam đang thiếu số liệu về xét nghiệm kháng thể

Chuyên gia y tế Phạm Đức Phúc: Việt Nam đang thiếu số liệu về xét nghiệm kháng thể

Theo TS. Bác sĩ Phạm Đức Phúc, chuyên gia y tế công cộng, Điều phối viên Mạng lưới Một sức khỏe các Trường Đại học ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động