Phủ vaccine Covid-19 toàn cầu - cách Tổng thống Joe Biden ‘sửa sai’ sau Afghanistan?

Phan Quân
Đẩy mạnh tài trợ vaccine Covid-19 toàn cầu sau câu chuyện Afghanistan sẽ giúp ông Joe Biden ‘sửa sai’, đồng thời hoàn thành ba mục tiêu lớn của Mỹ ở hiện tại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cựu Giám đốc Chính sách Nam Á và Đông Nam Á của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Jonah Blank, tin Tổng thống Joe Biden đứng trước cơ hội để bắn một mũi tên trúng ba đích: Đảm bảo an toàn cho người Mỹ, khôi phục vị thế địa chính trị của đất nước và thể hiện trách nhiệm toàn cầu.

Đó là kế hoạch tài trợ vaccine Covid-19 toàn cầu, kết hợp cùng chiến lược tiêm chủng trong nước vừa được Tổng thống Mỹ công bố ngày 9/9.

(09.10) Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về kế hoạch tiêm chủng mới tại Nhà Trắng ngày 9/9. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về kế hoạch tiêm chủng mới tại Nhà Trắng ngày 9/9. (Nguồn: Reuters)

Vì người, vì mình

Với nhiều người, Mỹ phát động chiến dịch tấn công Afghanistan năm 2001 là nhằm trả đũa thảm kịch ngày 11/9.

Song với ông Joe Biden, Lầu Năm góc hiện diện tại quốc gia Nam Á với lý do duy nhất là chống khủng bố. Dù là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày ấy hay Tổng thống Mỹ đương nhiệm 20 năm sau đó, quan điểm của ông vẫn không hề thay đổi.

Song rõ ràng, dù đồng tình hay không với lập trường rút quân của ông Joe Biden, nhiều người không thích cách Washington phó mặc số phận công dân đồng minh và Afghanistan vào tay Taliban.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Giờ đây, Mỹ đang đối mặt thách thức lớn từ dịch Covid-19. Mỗi tuần, thậm chí chỉ vài ngày, xứ cờ hoa lại chịu thương vong tương đương thảm kịch 11/9 năm nào. Ngày 14/9, Mỹ là nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với 92.782 ca, và cũng là quốc gia có số ca tử vong trong một ngày cao nhất với 742 trường hợp.

Chừng nào phần lớn dân số thế giới chưa tiêm chủng, nước Mỹ sẽ còn phải chống đỡ làn sóng lây nhiễm từ biến thể mới, phức tạp và nguy hiểm hơn. Delta mới chỉ là biến thể thứ tư của SARS-CoV-2 và chẳng có gì chắc chắn đây là biến thể nguy hiểm cuối cùng con người sẽ phải đối mặt.

Khi ấy, một chiến dịch tiêm chủng cho phần lớn dân số thế giới có thể xoay chuyển tình hình.

Theo ước tính của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí tiêm chủng cho toàn thế giới là 50 tỷ USD, thậm chí thấp hơn ngân sách nâng cấp hệ thống tàu lửa Amtrak của Mỹ.

Mỹ thường coi mình là một phần “không thể thiếu” của thế giới. Tuy nhiên, trước mối đe dọa lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ XXI, Washington lại chưa hành động tương xứng.

Mỹ cam kết tài trợ 500 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer và hết tháng Tám, đã chuyển giao hơn 110 triệu liều.

Đây là một khởi đầu thuận lợi, tốt hơn nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, bao gồm Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cam kết này chỉ cung cấp đủ vaccine cho 3% dân số trên thế giới. Hãy tưởng tượng về những lợi ích mà nước Mỹ có thể nhận được, nếu con số ấy là 100%.

Đúng, mọi thứ đều có giá của nó, song cái giá Mỹ phải trả để mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu lại nằm trong tầm tay.

Theo ước tính của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí tiêm chủng toàn thế giới là 50 tỷ USD, thấp hơn ngân sách nâng cấp hệ thống tàu lửa Amtrak của Mỹ. Khoản đầu tư này có thể sinh lời lên tới 9.000 tỷ USD năm 2025, phần lớn sẽ chảy về túi các quốc gia phát triển.

Song nhìn nhận một cách công bằng, tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng toàn thế giới chắc chắn cần nhiều thứ hơn chỉ là tiền. Giới chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), IMF hay Quỹ Gates đã gợi ý về lộ trình cụ thể. Phần việc của Washington là giải quyết một số rào cản tồn tại.

Vượt qua thách thức

Rào cản thứ nhất được cho là đến từ năng lực sản xuất vaccine Covid-19 hạn chế hiện nay.

Đã đến lúc Mỹ cho phép một số nhà cung cấp thuốc gốc, dù là nội địa hay nước ngoài, được sản xuất phiên bản tương tự của vaccine Covid-19 với bằng sáng chế Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden hoàn toàn có thể chi tiền cho những công ty dược phẩm Mỹ để cho phép hoặc xây dựng luật nhằm thúc đẩy quá trình này.

Hiện Ấn Độ đang sản xuất và cung cấp 2/3 sản lượng vaccine Covid-19 cho thế giới. Công ty Astra Zeneca (Anh) đã cho phép Viện Nghiên cứu Huyết thanh Ấn Độ sản xuất phiên bản nội địa của vaccine Covid-19 do hãng dược này sáng chế.

Johnson & Johnson (Mỹ) có thể làm điều tương tự: Giống sản phẩm từ Astra Zeneca, vaccine của hãng chỉ cần tiêm một lần và không cần bảo quản siêu lạnh, phù hợp với các quốc gia đang phát triển hơn vaccine mRNA từ Pfizer/bioNTech hay Moderna.

Tuy nhiên, các công ty muốn sản xuất vaccine gốc cần có sự đồng ý của hãng dược phẩm Mỹ. Đây là rào cản Washington có thể tháo gỡ.

Vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson dính “phốt” liên quan đến gây đông máu ở người được tiêm chủng. (Nguồn: SOPA)
Dưới tác động của Washington, Johnson & Johnson có thể cho phép các nhà cung cấp thuốc gốc sản xuất phiên bản vaccine Covid-19 của hãng, đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine toàn cầu. (Nguồn: SOPA)

Một thách thức khác là tắc nghẽn nguồn cung cấp các nguyên liệu sản xuất vaccine Covid-19.

Trong đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn. Điều này góp phần lý giải tại sao nhiều người Mỹ lại phải đeo chiếc khẩu trang tự chế, bởi họ khó có thể mua loại có hiệu quả cao hơn như khẩu trang N95. Thực trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng còn xảy ra với cả những lọ chứa vaccine.

May thay, Washington có Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cho phép chính quyền liên bang chỉ đạo và tài trợ chi phí để doanh nghiệp Mỹ thay đổi mục đích sản xuất, đối phó các mối đe dọa lớn.

Khi còn tại nhiệm, ông Donald Trump đã do dự khi triển khai đạo luật này.

Đổi lại, Tổng thống Joe Biden khẳng định ông sẵn sàng áp dụng nó khi cần thiết. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, ông vẫn chưa làm như vậy, khi mục tiêu cung cấp vaccine Covid-19 vẫn chủ yếu giới hạn ở nước Mỹ. Song từng đó là không đủ cho thế giới và Washington hoàn toàn có thể làm nhiều hơn thế.

Cuối cùng là câu chuyện về kiện tụng. Nhiều nhà sản xuất thuốc gốc, phần lớn ở nước ngoài, ngại đầu tư, mở rộng sản xuất vaccine do lo bị kiện bản quyền về vaccine Covid-19 và sản phẩm khác.

May mắn thay, mong muốn cải cách sai phạm dân sự của đảng Cộng hòa và ưu tiên giải quyết đại dịch Covid-19 từ đảng Dân chủ là cơ sở để hai bên bắt tay xây dựng luật, giải quyết tình trạng này.

Đó là ba trong số các thách thức đáng kể mà Washington có thể đối mặt khi phủ vaccine Covid-19 toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy Mỹ đủ năng lực vượt qua mọi vấn đề một khi mong muốn.

Còn nhớ Chương trình Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng, chống HIV/AIDS của ông George W. Bush khởi xướng đã cứu sống hơn 20 triệu người khắp thế giới.

Kế hoạch tương tự của ông Biden, hướng tới phủ vaccine Covid-19 toàn cầu, chắc chắn sẽ làm được nhiều hơn thế, đưa Mỹ thực sự trở lại với thế giới.

Mỹ-Trung Quốc tiến hành cuộc đối thoại giữa các chính đảng

Mỹ-Trung Quốc tiến hành cuộc đối thoại giữa các chính đảng

Ngày 13/9, đối thoại giữa các chính đảng Mỹ-Trung Quốc lần thứ 12 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Ban liên lạc ...

Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Mỹ nói gì trước Quốc hội?

Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Mỹ nói gì trước Quốc hội?

Ngày 13/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ở ...

(theo The Economist)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhiều cánh cửa vào thị trường Halal đang mở ra cho nông sản Việt Nam

Nhiều cánh cửa vào thị trường Halal đang mở ra cho nông sản Việt Nam

Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal), các ngành hàng nông sản Việt Nam như được rộng cửa giao thương ...
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá đã góp phần làm nên diện mạo hấp dẫn của Hà Nội.
Dự báo không khí lạnh mạnh: Từ đêm 26/11, Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Dự báo không khí lạnh mạnh: Từ đêm 26/11, Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Hiện nay (ngày 24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ ...
Xe Trung Quốc Omoda C5 chính thức cập cảng Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11

Xe Trung Quốc Omoda C5 chính thức cập cảng Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng Việt Nam để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11 tới, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du ...
Romania bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Tổng thống, chính trị gia ủng hộ ông Trump nhiều cơ hội giành chiến thắng

Romania bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Tổng thống, chính trị gia ủng hộ ông Trump nhiều cơ hội giành chiến thắng

Ngày 24/11, người dân Romania bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng 1, mở ra cơ hội chiến thắng cho chính trị gia cực hữu George Simion.
Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel gửi tới HĐBA LHQ.
Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 23/11 đã bổ nhiệm bà Brooke Rollins, 52 tuổi làm Bộ trưởng Nông nghiệp - một trong những cơ quan liên bang quy mô nhất.
Ukraine bị đánh bật khỏi 40% lãnh thổ tỉnh Kursk của Nga, Kiev ấp ủ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo

Ukraine bị đánh bật khỏi 40% lãnh thổ tỉnh Kursk của Nga, Kiev ấp ủ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo

Ukraine đã bị đánh bật khỏi khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga). Kiev đang nghiên cứu phát triển nhiều tên lửa đạn đạo.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động