Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi hỗ trợ quân sự bổ sung để dùng trong xung đột với Nga trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ vào ngày 16/3. (Nguồn: AFP) |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi hỗ trợ quân sự bổ sung để dùng trong xung đột với Nga trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ vào ngày 16/3.
Chỉ vài giờ sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố viện trợ an ninh bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine.
Cụ thể, gói viện trợ mới sẽ bao gồm 800 hệ thống phòng không Stinger, 2.000 tên lửa Javelin, 100 máy bay không người lái chiến thuật, 20 triệu viên đạn cỡ nhỏ và 25.000 bộ áo giáp.
Ngoài vũ khí do Mỹ cung cấp, Ukraine còn nhận được nguồn cung vũ khí từ các quốc gia thuộc EU như Đức, Pháp, Tây Ban Nha.... và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cung cấp máy bay không người lái.
Dưới đây là các loại vũ khí mà Ukraine đã và sẽ được cung cấp bởi Mỹ và các quốc gia khác.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. (Nguồn: Afghanistan Times) |
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300
Hãng thông tấn AFP dẫn một số nguồn tin quân sự Mỹ giấu tên cho biết, S-300 là một loại tên lửa có thiết kế tinh vi của Nga. Một số quốc gia châu Âu là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng sở hữu hệ thống này.
S-300 được coi là một hệ thống phòng không tầm xa khả thi và giúp Ukraine tích hợp dễ dàng vào kho vũ khí.
Máy bay không người lái cảm tử Switchblade. (Nguồn: New Atlas) |
Máy bay không người lái cảm tử Switchblade
Máy bay không người lái cảm tử Switchblade có thể bay xung quanh mục tiêu cho đến khi chọn đúng thời điểm thích hợp để tấn công.
Theo AFP, Switchblade gồm 2 phiên bản dài 1,3m là Switchblade 300 và Switchblade 600.
Cả hai đều có thể cất cánh từ nhiều nền tảng trên không, trên biển hoặc trên mặt đất, nhưng phiên bản Switchblade 600 có tầm bắn 50 dặm (khoảng 80km) và có thể tấn công chính xác với đầu đạn chống giáp.
Hệ thống phòng không Stinger
Stinger có thể được xem là một trong những tên lửa nổi tiếng nhất thế giới, được sử dụng trong một số cuộc xung đột kéo dài trong nhiều năm. Điển hình nó từng được Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến Afghanistan từ những năm 1980.
Tên lửa Stinger là một tên lửa vác vai được sử dụng để ứng phó với các mối đe dọa từ trên không ở độ cao thấp. Tên lửa này có thể được bắn từ trực thăng.
Mỹ đã hoặc đang trong quá trình bàn giao 600 tên lửa Stinger cho Ukraine. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Đức, cũng đã cam kết gửi hàng trăm chiếc Stinger cho Ukraine.
Tên lửa Javelin
Javelin là một hệ thống tên lửa chống tăng định vị mục tiêu bằng cách sử dụng ảnh nhiệt. Theo AFP, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine 2.000 tên lửa sát thương khét tiếng này.
Không có thông tin chính xác về tổng số lượng tên lửa Javelin Mỹ đã cung cấp, nhưng con số này được cho là đáng kể.
Hiệu quả của Javelin rất đáng kinh ngạc. Các báo cáo cho thấy tỷ lệ tiêu diệt xe tăng Nga của tên lửa Javelin là 93%, buộc Moscow phải rút các sư đoàn xe tăng khỏi tiền tuyến trong một số trường hợp.
Quân nhân Ukraine sử dụng vũ khí chống tăng NLAW. (Nguồn: AP) |
Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW)
Anh cho biết, họ đã gửi cho Ukraine 3.615 tên lửa NLAW tầm ngắn có bệ phóng.
Theo Bloomberg, các quốc gia châu Âu khác cũng đã gửi loại tên lửa này tới Ukraine, trong đó Đức đã gửi 1.000 chiếc, Na Uy 2.000 chiếc và Thụy Điển 5.000 chiếc.
Theo The Guardian, loại vũ khí này tương đối nhẹ và có tầm bắn khoảng 800m, lý tưởng cho bộ binh sử dụng.
Javelins và NLAW đều có thể tấn công xe tăng từ trên cao, nơi lớp giáp của xe yếu nhất.
Cả hai đều thuộc loại tên lửa “bắn và quên”, nghĩa là quân đội Ukraine có thể rời đi ngay sau khi khai hỏa. Điều này làm giảm khả năng xảy ra một cuộc phản công chết người khi vị trí của họ bị lộ.
Vũ khí phòng không Starstreak
Theo The Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã cam kết cung cấp cho Ukraine một số lượng (không xác định) vũ khí phòng không tốc độ cao Starstreak.
Starstreak được coi là tên lửa đất đối không tầm ngắn nhanh nhất thế giới, với hệ thống định vị mục tiêu bằng laser nhằm tăng cơ hội bắn trúng mục tiêu.
Anh cũng tuyên bố sẽ triển khai Sky Sabre, một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung, ở Ba Lan (giáp Ukraine) để bảo vệ đất nước này.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2. (Nguồn: The Drive) |
Máy bay không người lái Bayraktar TB2
Kiev đang có khoảng 20 máy bay không người lái chiến đấu do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Ông Aaron Stein chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Philadelphia (Mỹ) cho biết: “Số lượng này tương đối nhỏ so với tác chiến trên bộ, nhưng nó quan trọng đối với tinh thần của người Ukraine vì nó cho thấy Nga không hoàn toàn kiểm soát bầu trời”.
Máy bay TB2 dài 6,5m và nặng bằng một nửa chiếc Reaper của Mỹ. Nó được trang bị bốn đầu đạn dẫn đường bằng laser. Theo nhà sản xuất, TB2 có thể bay trong 27 giờ và có thể đạt độ cao tối đa 25.000 feet (khoảng 7,62km).
Mỹ đã cung cấp và tiếp tục cam kết hỗ trợ 1,2 tỷ USD về an ninh, bao gồm 5 máy bay trực thăng Mi-17, 4 hệ thống radar theo dõi pháo phản lực và máy bay không người lái đối hạm, tên lửa, súng ngắn và súng máy, cùng khoảng 40 triệu viên đạn.
| Truyền thông Anh nói Ukraine sắp cạn vũ khí, Thủ tướng Johnson quyết định 'bơm' thêm cho Kiev Ngày 23/3, báo The Times của Anh cho hay, Lực lượng vũ trang Ukraine gần như cạn kiệt đạn dược và vũ khí trong khi ... |
| Tên lửa 'chim mồi' thế hệ mới Nga đang dùng trong chiến dịch tại Ukraine Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, quân đội Nga đã đưa tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M vào tham chiến nhằm ... |