Quan chức Nga: Thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2 với Đức nhằm 'giữ thể diện' cho Mỹ

Văn Đỉnh
Mỹ và Đức đã ra thông cáo chung công bố đạt được thỏa thuận về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Vậy điều cốt lõi trong thỏa thuận này là gì và Nga đánh giá thế nào về thỏa thuận này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi họp báo ngày 15/7. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi họp báo ngày 15/7. (Nguồn: AFP)

Điện Kremlin đã nhiều lần khẳng định rằng bất kỳ đường ống xuất khẩu khí đốt nào của Nga đều đơn thuần nhằm mục đích thương mại, mọi sự can thiệp chính trị đều không phù hợp. Tuy nhiên, Mỹ lại không tin điều này và cho rằng Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là "mối đe dọa chính trị, quân sự và năng lượng” mới với châu Âu, đặc biệt là Ukraine.

Sự trao đổi

Trong cuộc gặp mới đây với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Joe Biden thú nhận rằng: “Thời điểm tôi trở thành Tổng thống Mỹ, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã hoàn thành 90% và việc áp dụng lệnh trừng phạt sẽ chẳng có ý nghĩa gì”.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bấy lâu nay đã gây ra rất nhiều sóng gió trong quan hệ giữa hai đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong khi Đức ra sức bảo vệ thì Mỹ kiên quyết phản đối. Tuy nhiên, cả hai cuối cùng đã đi đến một điểm thống nhất là sẵn sàng đi đến một thỏa thuận, trong đó là Berlin phải làm một việc gì đó để Washington "yên tâm" và không tiếp tục gây áp lực đối với dự án này.

Cuối cùng, Mỹ và Đức đã đạt được thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2 với nội dung có những điểm đáng chú ý sau.

Một là, Đức phải đưa ra các biện pháp để hỗ trợ thị trường năng lượng châu Âu.

Hai là, Đức phải áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, nếu Nga hạn chế xuất khẩu năng lượng.

Ba là, Đức phải chi 200 triệu Euro để hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine, đồng thời thành lập quỹ 1 tỷ USD để bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho nước này.

Bốn là, Đức phải đứng về phe của Mỹ để yêu cầu Moscow gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine (hợp đồng hiện nay sẽ hết hạn vào năm 2024).

Ngay sau khi đạt được thỏa thuận với Mỹ, bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cơ quan báo chí của Điện Kremlin cho biết: “Hai nhà lãnh đạo Nga và Đức rất hài lòng trước việc dự án đường ống dẫn khí đốt sắp hoàn thành”.

Dòng chảy phương Bắc bị cho 'lên bờ xuống ruộng', Tổng thống Nga Putin phải lên tiếng. (Nguồn: Politico)
Mỹ từng tuyên bố sẽ ngăn cản bằng được dự án Dòng chảy phương Bắc 2. (Nguồn: Politico)

"Kỳ quặc và không đúng chỗ"

Người đứng đầu của Ủy ban năng lượng Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin bày tỏ phản đối thỏa thuận Mỹ-Đức liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc. Ông Vyacheslav Volodin cho rằng đây là sự can thiệp và hoạt động kinh doanh của Nga.

Theo ông Vyacheslav Volodin, Nga cung cấp khí đốt dựa trên cơ sở các hợp đồng thương mại, chứ không phải trong khuôn khổ các thỏa thuận liên chính phủ. Khí đốt là một loại hàng hóa trong khi thỏa thuận Mỹ-Đức lại giống như một biên bản về những dự định chính trị.

Người đứng đầu của Ủy ban năng lượng Duma Quốc gia Nga nhấn mạnh: "Điều này rất kỳ quặc và không đúng chỗ. Thay vì tiến hành đối thoại, thỏa thuận lại toát lên vẻ hăm dọa chính trị đối với Nga".

Ông Vyacheslav Volodin cho rằng đã là thỏa thuận thì phải tính đến quan điểm song phương giữa Nga với các bên, như giữa Nga với Đức, Nga với Mỹ, hay Nga với Ukraine, chứ không thể phiến diện như những gì nêu trong thỏa thuận Mỹ-Đức.

Trả lời phỏng vấn, Phó Giám đốc Quỹ An ninh năng lượng Nga Aleksey Grach đánh giá rằng cốt lõi của thỏa thuận Mỹ-Đức là Washington muốn giữ thể diện trước thiên hạ.

"Mỹ từng tuyên bố sẽ ngăn cản bằng được dự án Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng nay đường ống dẫn khí đốt đã hoàn thành, mà đây lại là lời hứa của một nước giàu nhất thế giới”, ông Aleksey Grach phân tích.

Theo thông báo của Nhà Trắng, dự kiến ngày 30/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có chuyến thăm tới Mỹ. Dòng chảy phương Bắc 2 cũng sẽ là một trong các chủ đề đàm phán của ông Vladimir Zelensky và người đồng cấp Mỹ Joe Biden.

Bình luận về chuyến thăm này, ông Aleksey Grach nhận định: "Mặc dù đã đạt được thỏa thuận Mỹ-Đức, nhưng tư duy chống Nga của Mỹ sẽ không dừng lại".

Theo Phó Giám đốc Quỹ An ninh năng lượng Nga, thực chất Mỹ chẳng hề quan tấm tới Ukraine mà chủ yếu quan tâm tới lợi ích của chính mình. Và trong trường hợp cụ thể này, Mỹ có ba lợi ích cốt lõi.

Thứ nhất, kìm hãm sự phát triển của châu Âu.

Thứ hai, hạn chế khả năng cạnh tranh về kinh tế, về chính trị của Nga, làm suy yếu Nga.

Và cuối cùng là nhằm quảng bá năng lượng của Mỹ ra thế giới.

Treo cờ ASEAN cùng cờ của các quốc gia như thế nào?

Treo cờ ASEAN cùng cờ của các quốc gia như thế nào?

Khi treo cờ ASEAN cùng cờ của các quốc gia thành viên và đối tác cần phải tuân theo những quy định gì?

13 nguyên tắc chính của Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR)

13 nguyên tắc chính của Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR)

UPR là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) định kỳ kiểm tra hoạt động nhân quyền của tất cả ...

(theo Izvestiye)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Vietlott 1/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 1/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 1/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 1/5/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSDN 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 1/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 1/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai nhanh nhất hôm nay - XSDN 1/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ ...
XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 1/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần ...
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Dokdo.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa giải nội bộ Palestine'.
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình hình.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động