Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng

Quan điểm của Việt Nam về Biển Đông đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước tại AMM-52

TGVN. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-52 và các hội nghị liên quan đã đề cập đến một loạt vấn đề nóng, trong đó có Biển Đông và những phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về vấn đề này là rất thẳng thắn, chân thành, trên tinh thần xây dựng và hữu nghị, vì thế, đã nhận được sự chia sẻ và ủng hộ của nhiều nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết trong trả lời phỏng vấn báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Ngoại trưởng 3 nước Mỹ, Nhật, Australia lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông
quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 20
quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc, Mỹ... tại AMM-52
quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tại một phiên họp trong khuôn khổ AMM-52 tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan diễn ra tại Thái Lan từ 29/7 đến 3/8 đã đề cập đến một loạt các vấn đề nóng của ASEAN và khu vực, đề nghị Thứ trưởng cho biết đánh giá của mình về Hội nghị lần thứ 52?

Nhìn chung, Hội nghị lần này đạt nhiều kết quả tốt, thể hiện ở các điểm:

Một là, tiến trình xây dựng Cộng đồng được tiếp tục thúc đẩy, nhận được sự cam kết mạnh mẽ từ tất cả các nước thành viên ASEAN. Hầu hết các chương trình hành động, kế hoạch công tác được triển khai tích cực, hoàn thành đúng tiến độ. Các nước cam kết nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng trên cả ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.

Tại Hội nghị, nhiều nội dung hợp tác thiết thực được các nước thúc đẩy như chống rác thải biển, tận dụng công nghệ mới, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường kết nối doanh nghiệp, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0...

Hai là quan hệ giữa ASEAN với các đối tác được đẩy mạnh. Các nước đối tác đều tỏ rõ sự quan tâm và muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN, đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất hợp tác mới. Như vậy có thể nói, qua Hội nghị lần này, vai trò, vị thế của ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực được tiếp tục được đẩy mạnh và được tất cả các nước đối tác đặc biệt coi trọng.

Là người trực tiếp được tham gia các phiên họp trong khuôn khổ AMM- 52, Thứ trưởng có thể chia sẻ qua đâu là những vấn đề nóng được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng như Bộ trưởng các nước Đối tác trao đổi với nhau?

Có khá nhiều vấn đề thời sự nhận được sự quan tâm của các Bộ trưởng tham gia Hội nghị lần này. Trong đó có các vấn đề liên quan đến cọ xát thương mại Mỹ-Trung, duy trì hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định RCEP, căng thẳng thương mại Nhật-Hàn.

Về an ninh, Hội nghị dành thời gian trao đổi nhiều về tình hình Biển Đông, vấn đề Bán đảo Triều Tiên, tình hình bang Rakhine ở Myanmar, các vấn đề về chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia...

quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị AMM-52 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, từ 29/7 đến 3/8/2019.

Như Thứ trưởng cho biết, vấn đề Biển Đông được các nước rất quan tâm. Vậy đề nghị Thứ trưởng cho biết thêm các nước đánh giá thế nào về vấn đề này, đặc biệt là các diễn biến gần đây trên Biển Đông?

Biển Đông luôn là nội dung được trao đổi tại các Hội nghị ASEAN. Lần này, do tình hình diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là vụ việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, đã thu hút sự quan tâm của các nước.

Nhiều Bộ trưởng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Tất cả các nước đều phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an tòan, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, kêu gọi các bên kiềm chế, thực hiện nghiêm túc DOC, mong muốn sớm có được COC chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và mang tính bền vững.

Phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tại Hội nghị về vấn đề này rất thẳng thắn, chân thành, trên tinh thần xây dựng và hữu nghị. Vì thế, đã được nhận sự chia sẻ và ủng hộ của nhiều nước.

Được biết, Hội nghị AMM -52 đã trao đổi về tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vậy các nước Đối tác đánh giá thế nào về tài liệu này, thưa Thứ trưởng?

Đây là Tài liệu thể hiện quan điểm độc lập của ASEAN về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm các nguyên tắc, tiêu chí mà ASEAN xác định để tiến hành các hoạt động hợp tác cả về an ninh, chính trị và kinh tế, phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Những nguyên tắc, tiêu chí này đều được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, nên được các đối tác của ASEAN ủng hộ.

Việc triển khai hợp tác cụ thể trong thời gian tới sẽ tiếp tục được trao đổi, bàn bạc trong ASEAN.

AMM-52 đã ra Thông cáo chung của Hội nghị năm nay? So với các năm trước, Thứ trưởng đánh giá thế nào về Thông cáo chung năm nay?

Thông cáo chung luôn là văn kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN. Việc thương lượng luôn mất rất nhiều thời gian. Lần này cũng vậy, các nước đã phải dành rất nhiều công sức song trên tinh thần thiện chí, xây dựng, hiểu biết, chia sẻ quan tâm của nhau, ASEAN đã đạt được Thông cáo chung, tôi cho là, có nội dung tốt, toàn diện, thể hiện được đầy đủ kết quả của tiến trình hợp tác ASEAN và phản ánh được các vấn đề các nước quan tâm.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Ngoại trưởng 3 nước Mỹ, Nhật, Australia lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông

Ngày 2/8, Báo The Sydney Morning Herald (SMH) của Australia đưa tin, Ngoại trưởng nước này cùng hai người đồng cấp Mỹ, Nhật đã đưa ra tuyên bố ...

quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 20

TGVN. Sáng nay 2/8, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ AMM-52, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham ...

quan diem cua viet nam ve bien dong da nhan duoc su ung ho cua nhieu nuoc tai amm 52 Bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa gần đây ở Biển Đông

TGVN. Trong khuôn khổ Hội nghị AMM-52 và các hội nghị liên quan, chiều 31/7, tại Bangkok, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm ...

Bảo Chi (thực hiện)

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động