Quân đội Mỹ đang thử nghiệm công nghệ tự điều khiển cho máy bay F-16. (Nguồn: CBS) |
F-16 còn được gọi là Thần Ưng, là dòng tiêm kích thế hệ thứ tư được quân đội Mỹ và các nước đồng minh sử dụng phổ biến trước khi tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 ra đời.
Phi công được trang bị hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ bay (JHMCS) nhằm tăng uy lực cho tên lửa tầm nhiệt AIM-9X nhờ khả năng khóa và tấn công mục tiêu theo hướng nhìn của phi công, thay vì phải chờ máy bay hướng mũi về phía đối phương.
Ngoài vũ khí đối không hiện đại như tên lửa tầm trung AIM-120C AMRAAM và tầm ngắn AIM-9X, tiêm kích F-16 hiện tại có thể mang nhiều vũ khí như tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon, diệt radar AGM-88 HARM, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick và bom dẫn đường laser GBU-12.
F-16 được trang bị buồng lái kính tiên tiến với hệ thống điện tử và máy tính điều khiển hiện đại. Các đồng hồ cơ khí được thay bằng màn hình đa chức năng, cùng một màn hình hiển thị độ nét cao cỡ lớn đặt ở giữa hai đầu gối phi công.
Trí tuệ nhân tạo không những có thể giúp cho các nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn, mà nó còn có tiềm năng sâu rộng trong các lĩnh vực thuộc quân đội.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ như vậy trong quân đội có thể đặt ra câu hỏi xung quanh đạo đức và sự an toàn của thường dân.
Theo lời một quan chức giấu tên của hãng Sikorsky (nhà thầu quân sự chế tạo dòng máy bay trực thăng Blackhawk), những hệ thống tự động như vậy "không cố gắng thay thế con người." Thay vào đó, những hệ thống này có thể làm cho công việc của con người trở nên an toàn hơn. Ông cũng cảnh báo rằng những người lính robot hoàn toàn có thể lật ngược thế cờ.
Trong tương lai, nhiều hoạt động quân sự sẽ được tự động hóa.
Loại trực thăng Blackhawk đang được quân đội Mỹ thử nghiệm điều khiển bằng máy tính bảng. "Chúng tôi gọi đó là tự động vận hành, bởi vì con người đưa ra đề xuất, còn máy tính thực sự quyết định cách thực hiện", đại diện hãng Sikorsky nói.
Theo ông, tổn thất về con người có thể được ngăn chặn trong những tình huống mà những người lính được cử vào những nơi chiến trường nguy hiểm để giải cứu đồng đội.
Theo hãng tin CBS News, điều này thể hiện "nỗ lực lớn hơn nhằm thay đổi cách tiến hành chiến tranh" của DARPA, phòng thí nghiệm đổi mới của Bộ Quốc phòng Mỹ. Họ cũng đã phát triển xe địa hình tự lái, các phương tiện đi biển và máy bay không người lái.
| Sắp xuất hiện lực lượng xe tăng không người lái Xe tăng hạng nặng không người lái hoặc có người lái một phần sẽ xuất hiện trong vòng 10-15 năm tới. Đây là dự báo ... |
| Sĩ quan Mỹ ngợi khen xe tăng chủ lực T-14 Armata của Nga Xe tăng T-14 Armata được quân đội Nga sử dụng có những đặc tính tuyệt vời, sĩ quan Mỹ Brent Eastwood viết trong một bài ... |
| Tàu chống ngầm Đô đốc Tributs thuộc Hải quân Nga được trang bị 'khủng' cỡ nào? Đô đốc Tributs là tàu khu trục chống ngầm hạng nặng, được đặt theo tên của Đô đốc Vladimir Tributs (1900-1977), chỉ huy Hạm đội ... |
| Mỹ đang phát triển loại đạn LRMP 'khủng' Một công ty quốc phòng Mỹ vừa giới thiệu một loại đạn mà theo các nhà phát triển, sẽ "tạo nên một cuộc cách mạng". ... |
| Uy lực và hiệu quả của tên lửa phòng không Nga Tor-M1 Các phiên bản xuất khẩu của Tor-M1 được cung cấp cho Trung Quốc, Iran, Hy Lạp, Venezuela. Vào năm 2014, Trung Quốc chính thức giới ... |