Quan hệ Australia-Nhật Bản: Cần 'diện mạo mới' để đối phó với môi trường địa chính trị khốc liệt

Anh Tuấn
Tác giả Shiro Armstrong* trong bài viết trên East Asia Forum cho rằng, quan hệ Australia-Nhật Bản cần một 'diện mạo mới' để thích ứng với những thay đổi trong môi trường địa chính trị ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Australia-Nhật Bản cần “diện mạo mới”
Quan hệ Australia-Nhật Bản cần một 'diện mạo mới' để thích ứng với những thay đổi trong môi trường địa chính trị ngày càng khốc liệt. (Nguồn: Shutter Stock)

Mối quan hệ đặc biệt

Chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrison tới Nhật Bản hồi tháng 11/2020, chuyến công du nước ngoài duy nhất ông trong gần 19 tháng, chính là “mỏ neo chiến lược” của Australia ở châu Á.

Quan hệ Australia-Nhật Bản chưa bao giờ gần gũi hơn thế, và Tokyo ngày càng có tầm quan trọng đối với Canberra.

Nhật Bản là nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ ba của đất nước chuột túi.

Quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt Australia-Nhật Bản dựa trên sự tương hỗ về kinh tế, nhiều lợi ích chiến lược chung, sự tin cậy ngày càng sâu sắc và sự hiểu biết lẫn nhau sâu rộng.

Tuy nhiên, mối quan hệ này cần phải được định hình lại để thích ứng với những thay đổi về kinh tế, môi trường và xã hội nhanh chóng ở cả hai nước, cũng như môi trường địa chính trị biến đổi khốc liệt.

Nhật Bản phải được coi là đối tác quan trọng nhất của Australia để phát huy tiềm năng hỗ trợ đối phó với những thách thức này.

Thương mại năng lượng, vốn là nền tảng cho mối quan hệ an ninh ngày càng gia tăng giữa hai nước, được cho là đang suy yếu dần do Nhật Bản chuyển nền kinh tế sang loại bỏ carbon.

Cách tiếp cận chiến lược chung đối với Trung Quốc và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu, đang biến mối quan hệ chính trị, văn hóa chặt chẽ trở thành thiết yếu đối với cả hai nước.

Australia, Nhật Bản và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy và quyết đoán hơn.

Khuôn khổ liên minh của Mỹ vẫn là nền tảng cho sự ổn định và an ninh của Australia, Nhật Bản và khu vực. Nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ cũng đang củng cố điều này.

Thủ tướng Nhật Bản tính thăm Australia, chứng minh mối quan hệ 'gần gũi hơn bao giờ hết'

Thủ tướng Nhật Bản tính thăm Australia, chứng minh mối quan hệ 'gần gũi hơn bao giờ hết'

Ngày 4/6, truyền thông Australia đưa tin, các nhà chức trách nước này và Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về chuyến thăm chính ...

Nỗ lực vì tương lai

Kinh nghiệm của Australia khi đối mặt với chèn ép thương mại của Trung Quốc cho thấy một điều là những thị trường mở và có khả năng cạnh tranh có thể giảm đáng kể tác động của chính sách can dự vào thị trường vì mục đích chính trị hoặc kinh tế, bởi cơ chế đa phương giúp đưa ra các thị trường và nhà cung cấp thay thế.

Hệ thống thương mại đa phương là lợi ích chiến lược và an ninh sống còn đối với Australia và Nhật Bản.

Đây cũng là yếu tố then chốt trong cấu trúc an ninh khu vực toàn diện, vốn tích hợp các mục tiêu bền vững an ninh quốc gia, kinh tế và môi trường.

Tin liên quan
Cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nguyên nhân sâu xa do đâu? Cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nguyên nhân sâu xa do đâu?

Mối quan hệ Australia-Nhật đang phát triển mạnh sẽ không thể được duy trì và thúc đẩy nếu không có sự đầu tư chiến lược bền vững từ xứ sở chuột túi.

Những hoạt động giao thương trước đây về năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô sẽ không góp phần duy trì mối quan hệ song phương.

Trên thực tế, Nhật Bản đang đầu tư hàng tỷ USD để tìm kiếm cơ hội về hydro và năng lượng tái tạo ở Australia.

Hợp tác chặt chẽ với đất nước mặt trời mọc, một trong những nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, sẽ mang đến công nghệ và đầu tư đối với quá trình chuyển đổi kinh tế và thương mại của Australia.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không trở thành hiện thực nếu thiếu những chiến lược đầu tư bền vững của quốc gia để khuyến khích và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi quy mô lớn.

Thách thức này đòi hỏi phải có Sáng kiến Năng lượng Australia-Nhật Bản, trong đó kết hợp chính chính phủ, ngành công nghiệp, giới chuyên gia và các bên liên quan để đẩy nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng cần thiết trong quan hệ thương mại.

Đối với Australia, việc chấp nhận mối quan hệ mới với Nhật Bản phải là nỗ lực của toàn quốc gia với sự lãnh đạo của chính phủ và sự tham gia của tất cả các cấp chính quyền, nội các, doanh nghiệp và các bên liên quan.


*Shiro Armstrong hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Australia-Nhật Bản thuộc Trường Chính sách Công Crawford, Đại học Quốc gia Australia.

Quan hệ 'đóng băng' đang cản đường Trung Quốc mua than Australia?

Quan hệ 'đóng băng' đang cản đường Trung Quốc mua than Australia?

Theo ngân hàng đầu tư Mizhuo của Nhật Bản, Trung Quốc cần tăng cường cung cấp than để tránh suy giảm kinh tế trong quý ...

Australia chuẩn bị ứng phó diễn biến mới trong quan hệ thương mại với Bắc Kinh

Australia chuẩn bị ứng phó diễn biến mới trong quan hệ thương mại với Bắc Kinh

Ngày 6/9, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg khuyến nghị các doanh nghiệp của nước này phải chuẩn bị cho những diễn biến mới ...

(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động