Quan hệ Australia-Trung Quốc sẽ thoát khỏi 'vòng xoáy tử thần' trong năm 2022?

Vương Tuệ
Đài ABC đăng bài viết điểm lại những diễn biến trong mối quan hệ Australia-Trung Quốc trong năm 2021 và nêu dự báo của một số chuyên gia về mối quan hệ này trong năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Australia-Trung Quốc sẽ thoát khỏi “vòng xoáy tử thần”?
Liệu quan hệ Australia-Trung Quốc sẽ thoát khỏi 'vòng xoáy tử thần' trong năm 2022? (Nguồn: ABC News)

Một năm nhiều biến động

Năm 2022 sẽ đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Australia và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ này đã nhanh chóng xấu đi trong thời gian gần đây.

Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với quan hệ Australia -Trung Quốc, tiếp tục xu hướng từ năm 2020.

Năm 2021 bắt đầu với cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, với một phái đoàn được cử đến thành phố Vũ Hán. Cuộc điều tra này do Ngoại trưởng Australia Marise Payne kêu gọi và đã khiến Trung Quốc tức giận.

Khi năm 2021 khép lại, căng thẳng giữa hai nước chuyển sang lĩnh vực thể thao, với cuộc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh năm 2022 và đồn đoán xung quanh ngôi sao quần vợt Bành Soái.

Cũng trong năm 2021, hai nước tiếp tục có những vấn đề nhức nhối khác trong lĩnh vực thương mại và an ninh.

Australia đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế của Trung Quốc đối với rượu vang của đất nước kangaroo. Sau đó vài ngày, Bắc Kinh cũng nộp đơn khiếu nại lên WTO.

Tất cả mối liên hệ cấp bộ trưởng giữa hai quốc gia đã bị cắt đứt, và cuộc xung đột thương mại đã ảnh hưởng không chỉ đến rượu vang mà còn cả lúa mạch, tôm hùm, thịt bò và than của Australia.

Australia đã hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm của Pháp và thay thế bằng thỏa thuận an ninh ba bên AUKUS, một thỏa thuận đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Anh và Mỹ.

Đây là động thái được coi là nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một cuộc thăm dò được tiến hành trong năm nay cho thấy, niềm tin ở Australia vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, với hơn 60% những người được khảo sát cho biết, họ coi Bắc Kinh là một mối đe dọa an ninh hơn là một đối tác kinh tế.

Quan hệ song phương rất cần nút "F5"

Chuyên gia Pichamon Yeophantong từ Học viện Quốc phòng Australia mô tả mối quan hệ Australia-Trung Quốc đang ở trong một "vòng xoáy tử thần", trong khi nhà nghiên cứu Ye Xue của Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho rằng, quỹ đạo đi xuống từ năm 2020 là một "bình thường mới".

Tuy nhiên, Jennifer Hsu, học giả tại Viện Lowy, cho rằng, việc Bắc Kinh bổ nhiệm đại sứ mới tại Australia có thể là “cơ hội tốt nhất” để khởi động lại mối quan hệ giữa hai nước trên con đường đầy chông gai.

Tiến sĩ Yeophantong nhận định, việc chính phủ liên bang hủy bỏ thỏa thuận Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của chính quyền bang Victoria với Bắc Kinh là một thời điểm hệ trọng trong năm 2021, một dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương sẽ tiếp tục xấu đi.

Bên cạnh đó, Kevin Carrico, giảng viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Monash, cho rằng việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát ở Hong Kong cũng gây lo ngại lớn cho Canberra, với việc chính phủ liên bang cung cấp thị thực đặc biệt và con đường trở thành thường trú nhân cho người mang hộ chiếu Hong Kong.

Tin liên quan
Australia bác cáo buộc mới của nhà ngoại giao Trung Quốc Australia bác cáo buộc mới của nhà ngoại giao Trung Quốc

Tiến sĩ Hsu nhận xét rằng, việc gia tăng các tuyên bố về khả năng chiến tranh ở Canberra và các hành động gây hấn hơn của Bắc Kinh trong khu vực “sẽ chỉ làm gia tăng mối bất hòa giữa hai bên”.

Dự đoán về triển vọng quan hệ Australia-Trung Quốc trong năm 2022, tiến sĩ Hsu nhận định, việc bổ nhiệm ông Xiao Qian làm Đại sứ Trung Quốc tại Canberra là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang từ bỏ chính sách ngoại giao “chiến lang” và đây là cơ hội để Australia bắt đầu lại mối quan hệ.

Cũng theo các chuyên gia, trong năm tới, chính trị trong nước có thể vẫn là một trọng tâm, khi Australia chuẩn bị cho cuộc bầu cử liên bang.

Chuyên gia Yun Jiang đến từ ANU nhận định, nếu một chính phủ mới được thành lập ở Australia, điều này sẽ thay đổi cách quản lý mối quan hệ giữa hai nước.

Còn Tiến sĩ Yeophantong cho rằng, Australia là một cường quốc tầm trung và có thể là "cái gai" đối Trung Quốc.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Jiang chỉ ra rằng, Washington sẽ là mối quan tâm lớn hơn đối với Bắc Kinh so với Canberra.

Theo giới chuyên gia, Australia cần tìm ra sự cân bằng giữa việc đứng vững trên các giá trị của mình và suy nghĩ thực tế, đồng thời cố gắng tái tham gia đối thoại và hiểu sâu sắc hơn về thế giới quan của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tiến sĩ Yeophantong chia sẻ rằng, trước mắt, Australia có thể tập trung vào cải thiện "ngoại giao nhân dân”, một khi nhiều sinh viên quốc tế Trung Quốc quay trở lại học tại Australia vào năm 2022.

Trong khi đó, Tiến sĩ Carrico bày tỏ bi quan về mối quan hệ Australia-Trung Quốc trong tương lai gần, và dự đoán nhiều bất ổn, xáo trộn từ phía Trung Quốc.

Theo ông, Trung Quốc hầu như đã đóng cửa hoàn toàn biên giới quốc gia khi nước này theo đuổi chiến lược “không Covid” và bày tỏ lo ngại rằng, Bắc Kinh sẽ “tự rút lui xa hơn bằng cách đóng cửa về mặt chính trị và văn hóa”.

Rạn nứt thương mại với Bắc Kinh, Canberra 'xoay trục' xuất khẩu sang thị trường mới

Rạn nứt thương mại với Bắc Kinh, Canberra 'xoay trục' xuất khẩu sang thị trường mới

Viện Quan hệ Trung Quốc-Australia thuộc Đại học Công nghệ Sydney cho biết, các lệnh cấm của Bắc Kinh nhằm vào hàng hóa Canberra đã ...

Vượt Australia, Mỹ trở thành nước xuất khẩu thịt bò đông lạnh lớn nhất sang Trung Quốc

Vượt Australia, Mỹ trở thành nước xuất khẩu thịt bò đông lạnh lớn nhất sang Trung Quốc

Ngày 26/8, tờ South China Morning Post đưa tin, Mỹ đã vượt qua Australia và trở thành nhà xuất khẩu thịt bò đông lạnh hàng ...

(theo ABC News)

Đọc thêm

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang ...
Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran đã sử dụng các tù nhân có quan hệ với phương Tây làm con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với thế giới.
Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công Ukraine bằng tên lửa và UAV, Mỹ liên tục trao đổi với Ukraine về việc tăng tốc viện trợ quân sự.
Diễn viên Minh Hằng xinh đẹp, gợi cảm tuổi 37

Diễn viên Minh Hằng xinh đẹp, gợi cảm tuổi 37

Ở tuổi 37, diễn viên Minh Hằng cho hay, bản thân cô cảm thấy hạnh phúc, hài lòng về những gì đang có.
Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 28/12. Lịch âm 28/12/2024? Âm lịch hôm nay 28/12. Lịch vạn niên 28/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran đã sử dụng các tù nhân có quan hệ với phương Tây làm con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với thế giới.
Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công Ukraine bằng tên lửa và UAV, Mỹ liên tục trao đổi với Ukraine về việc tăng tốc viện trợ quân sự.
Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'không phản đối', xung đột quân sự sắp kết thúc?
Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.
Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến từ Mali.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Phiên bản di động