Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU

Vy Anh
Mối quan hệ Pháp-Đức xưa nay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chính sách bao trùm của châu Âu. Trong bối cảnh châu Âu đang đứng trước một loạt thách thức, quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng này lại có dấu hiệu rạn nứt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dấu hiệu căng thẳng mới trong quan hệ Pháp-Đức
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc gặp ngày 26/10 thảo luận nhiều vấn đề trong quan hệ Pháp-Đức. (Nguồn: AFP)

Có gì đó "sai"

Căng thẳng mới giữa Pháp và Đức đang thách thức quan hệ hai nước vào thời điểm mà sự đoàn kết của họ có vai trò rất quan trọng đối với chính sách bao trùm hơn của châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ngày 26/10, tại Điện Elysee, lãnh đạo của hai quốc gia quyền lực nhất Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã có cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, cuộc khủng hoảng năng lượng và việc mua sắm thiết bị quân sự. Nội dung cuộc gặp không được chia sẻ, các cuộc họp báo chung bị hủy bỏ, mặc dù đã được lên chương trình trước đó.

Đài France 24 bình luận rằng Pháp và Đức là những đồng minh rất thân thiết, hoặc ít nhất họ luôn là đồng minh của nhau, nhưng cuộc gặp lần này có sự khác biệt.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trước đó xác nhận việc xuất hiện chung trước truyền thông, nhưng Tổng thống Pháp lại tuyên bố hủy bỏ và không ai biết điều gì đã xảy ra. Rõ ràng là có điều gì đó bất thường khi bên chủ nhà không tổ chức một họp báo chung nào với một quốc gia đồng minh thân thiện.

Tin liên quan
Thủ tướng Anh từ chức: Hé lộ ứng cử viên Thủ tướng Anh từ chức: Hé lộ ứng cử viên 'ghế nóng', Tổng thống Pháp 'rất buồn'

Khi nói về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo và mối quan hệ chung giữa hai nước trong những tuần gần đây, đài ARD Tagesschau của Đức nhận định, phải chăng có gì đó “sai” trong quan hệ giữa Đức và Pháp.

Ban đầu, một cuộc thảo luận quy mô lớn hơn bao gồm các bộ trưởng trong chính phủ hai nước đã được lên kế hoạch. Sau đó, cuộc họp đã bị hoãn lại, và chuyển thành cuộc họp giữa hai nguyên thủ quốc gia.

Alberto Alemanno, Giáo sư luật EU tại Trường Kinh doanh H.E.C (Pháp) nhận định: “Cam kết lịch sử của Pháp và Đức trong việc hợp tác chặt chẽ hiện nay dường như bị đặt nghi vấn, hoặc ít nhất là bị thách thức”. Ông nói thêm rằng hành động của Thủ tướng Đức Olaf Scholz "tạo ra sự chia rẽ sâu sắc nhất trong EU".

Pháp và Đức là hai nền kinh tế lớn nhất trong EU và là hai trong số các quốc gia sáng lập liên minh. Sự thống nhất của họ là điều cần thiết cho việc hoạch định chính sách của EU. Tuy nhiên, Pháp và Đức đã có những khác biệt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ví dụ, trong khi Pháp bảo vệ giới hạn giá khí đốt của châu Âu thì tuần trước, chính phủ Đức chỉ đồng ý làm như vậy kèm theo một số điều kiện. Đức bị chỉ trích vì thông qua gói cứu trợ trị giá 200 tỷ Euro (200,2 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các công ty và gia đình Đức, trong khi ngăn chặn các biện pháp ở cấp độ EU nhằm huy động nhiều tiền hơn và hỗ trợ các quốc gia châu Âu có ít dư địa tài chính hơn.

Điều khác biệt quan trọng còn liên quan đến chính sách quốc phòng. Đức tăng ngân sách quốc phòng và có kế hoạch mua vũ khí từ Mỹ. Nước này cũng đang tìm cách xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa chung của châu Âu với sự hợp tác của 14 quốc gia khác, trong đó có cả Mỹ và Anh. Về vấn đề này, Pháp mong muốn hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa các quốc gia châu Âu và các dự án quân sự giữa Pháp và Đức.

Bất đồng công khai?

Ông Emmanuel Macron và ông Olaf Scholz, với tư cách là nhà lãnh đạo của hai quốc gia lớn nhất châu Âu, thường thể hiện tình cảm riêng của họ, cho dù đó là bữa tối riêng tư tại tư dinh thủ tướng nhân Ngày thống nhất nước Đức, buổi tối đi dạo quanh Cổng Brandenburg hay ở Điện Elysee... Tuy nhiên, việc hủy cuộc họp chung của hai chính phủ được lên kế hoạch vào ngày 25/10 được cho là cách mà họ công khai những bất đồng của mình.

Trước các câu hỏi từ truyền thông, ngay trước cuộc họp của hai nhà lãnh đạo, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Laurence Boone cho biết mối quan hệ Pháp-Đức không hề suy yếu, ngược lại, đang rất tốt đẹp. Tuy vậy, bà Laurence Boone không thể phủ nhận một thực tế là các cuộc họp liên chính phủ Pháp-Đức dự kiến diễn ra đã bị hoãn vô thời hạn cách đây vài ngày, điều mà giới quan sát cho là dấu hiệu của sự bất hòa giữa Paris và Berlin.

Mặc dù bà Boone giải thích nguyên nhân chính là cả hai bên đều muốn có một hội đồng cấp bộ trưởng đầy đủ, nhưng một số bộ trưởng Đức không có mặt, trong đó đáng chú ý là Ngoại trưởng Annalena Baerbock.

Bà Boone cuối cùng cũng thừa nhận rằng có những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước châu Âu chủ chốt ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như chính sách quốc phòng, thái độ đối với cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU hay các vấn đề kinh tế. Bà Boone nói rằng đây là những vấn đề mà hai nước cần nỗ lực phối hợp.

Những vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn bởi vấn đề chính trị nội bộ của nước Đức, khi mà liên minh cầm quyền gồm 3 đảng có những quan điểm khác nhau trong các vấn đề đó.

Chính phủ Đức không đưa ra bình luận ngay lập tức về vấn đề này. Tuần trước, Thủ tướng Scholz cho biết “liên quan đến hợp tác với Pháp, Tổng thống Macron và tôi gặp nhau rất thường xuyên”.

Trong khi đó, các nhà phân tích tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group lưu ý rằng "sự thất vọng với Berlin đã tăng lên" trên khắp châu Âu.

Trong một lưu ý ngày 25/10, các nhà phân tích nhận định: “Trong khi những lời chỉ trích ban đầu tập trung vào những gì được nhiều quan chức cấp cao của EU coi là sự hỗ trợ quân sự hạn chế của Berlin cho Kiev, các quốc gia thành viên trong hội đồng giờ đây cũng bắt đầu chỉ trích các chính sách tài khóa và năng lượng của Đức. Sự thất vọng với Berlin hiện đã đi xa đến mức thực sự có nguy cơ làm suy yếu liên minh Pháp-Đức, mối quan hệ song phương quan trọng nhất của EU”.

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ...

Lãnh đạo NATO, EC và Đức chúc mừng tân Thủ tướng Italy

Lãnh đạo NATO, EC và Đức chúc mừng tân Thủ tướng Italy

Ngày 22/10, lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ủy ban châu Âu (EC) và Đức đã lên tiếng chúc mừng ...

Khủng hoảng năng lượng: EU có bước tiến mới, dự báo sốc về khí đốt Đức, Nga và Hungary đạt thỏa thuận cuối cùng

Khủng hoảng năng lượng: EU có bước tiến mới, dự báo sốc về khí đốt Đức, Nga và Hungary đạt thỏa thuận cuối cùng

Ngày 12/10, phát biểu tại buổi họp báo sau Hội nghị không chính thức bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh ...

Quan chức cấp cao Mỹ-Ukraine gặp nhau, Tổng thống Zelensky nói thành công sẽ 'không giới hạn', EU lên 'dây cót'

Quan chức cấp cao Mỹ-Ukraine gặp nhau, Tổng thống Zelensky nói thành công sẽ 'không giới hạn', EU lên 'dây cót'

Ngày 2/10, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan đã gặp Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak tại thành phố Istanbul ...

Công ty nhập khẩu nói gì về lô ngũ cốc bị cáo buộc do Nga đánh cắp từ Ukraine?

Công ty nhập khẩu nói gì về lô ngũ cốc bị cáo buộc do Nga đánh cắp từ Ukraine?

Ngày 29/7, quan chức giấu tên của công ty thương mại ngũ cốc đã bác bỏ thông tin cho rằng lô hàng lúa mạch và ...

(theo CNBC)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Phiên bản di động