Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU

Vy Anh
Mối quan hệ Pháp-Đức xưa nay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chính sách bao trùm của châu Âu. Trong bối cảnh châu Âu đang đứng trước một loạt thách thức, quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng này lại có dấu hiệu rạn nứt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dấu hiệu căng thẳng mới trong quan hệ Pháp-Đức
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc gặp ngày 26/10 thảo luận nhiều vấn đề trong quan hệ Pháp-Đức. (Nguồn: AFP)

Có gì đó "sai"

Căng thẳng mới giữa Pháp và Đức đang thách thức quan hệ hai nước vào thời điểm mà sự đoàn kết của họ có vai trò rất quan trọng đối với chính sách bao trùm hơn của châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ngày 26/10, tại Điện Elysee, lãnh đạo của hai quốc gia quyền lực nhất Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã có cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, cuộc khủng hoảng năng lượng và việc mua sắm thiết bị quân sự. Nội dung cuộc gặp không được chia sẻ, các cuộc họp báo chung bị hủy bỏ, mặc dù đã được lên chương trình trước đó.

Đài France 24 bình luận rằng Pháp và Đức là những đồng minh rất thân thiết, hoặc ít nhất họ luôn là đồng minh của nhau, nhưng cuộc gặp lần này có sự khác biệt.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trước đó xác nhận việc xuất hiện chung trước truyền thông, nhưng Tổng thống Pháp lại tuyên bố hủy bỏ và không ai biết điều gì đã xảy ra. Rõ ràng là có điều gì đó bất thường khi bên chủ nhà không tổ chức một họp báo chung nào với một quốc gia đồng minh thân thiện.

Tin liên quan
Thủ tướng Anh từ chức: Hé lộ ứng cử viên Thủ tướng Anh từ chức: Hé lộ ứng cử viên 'ghế nóng', Tổng thống Pháp 'rất buồn'

Khi nói về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo và mối quan hệ chung giữa hai nước trong những tuần gần đây, đài ARD Tagesschau của Đức nhận định, phải chăng có gì đó “sai” trong quan hệ giữa Đức và Pháp.

Ban đầu, một cuộc thảo luận quy mô lớn hơn bao gồm các bộ trưởng trong chính phủ hai nước đã được lên kế hoạch. Sau đó, cuộc họp đã bị hoãn lại, và chuyển thành cuộc họp giữa hai nguyên thủ quốc gia.

Alberto Alemanno, Giáo sư luật EU tại Trường Kinh doanh H.E.C (Pháp) nhận định: “Cam kết lịch sử của Pháp và Đức trong việc hợp tác chặt chẽ hiện nay dường như bị đặt nghi vấn, hoặc ít nhất là bị thách thức”. Ông nói thêm rằng hành động của Thủ tướng Đức Olaf Scholz "tạo ra sự chia rẽ sâu sắc nhất trong EU".

Pháp và Đức là hai nền kinh tế lớn nhất trong EU và là hai trong số các quốc gia sáng lập liên minh. Sự thống nhất của họ là điều cần thiết cho việc hoạch định chính sách của EU. Tuy nhiên, Pháp và Đức đã có những khác biệt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ví dụ, trong khi Pháp bảo vệ giới hạn giá khí đốt của châu Âu thì tuần trước, chính phủ Đức chỉ đồng ý làm như vậy kèm theo một số điều kiện. Đức bị chỉ trích vì thông qua gói cứu trợ trị giá 200 tỷ Euro (200,2 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các công ty và gia đình Đức, trong khi ngăn chặn các biện pháp ở cấp độ EU nhằm huy động nhiều tiền hơn và hỗ trợ các quốc gia châu Âu có ít dư địa tài chính hơn.

Điều khác biệt quan trọng còn liên quan đến chính sách quốc phòng. Đức tăng ngân sách quốc phòng và có kế hoạch mua vũ khí từ Mỹ. Nước này cũng đang tìm cách xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa chung của châu Âu với sự hợp tác của 14 quốc gia khác, trong đó có cả Mỹ và Anh. Về vấn đề này, Pháp mong muốn hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa các quốc gia châu Âu và các dự án quân sự giữa Pháp và Đức.

Bất đồng công khai?

Ông Emmanuel Macron và ông Olaf Scholz, với tư cách là nhà lãnh đạo của hai quốc gia lớn nhất châu Âu, thường thể hiện tình cảm riêng của họ, cho dù đó là bữa tối riêng tư tại tư dinh thủ tướng nhân Ngày thống nhất nước Đức, buổi tối đi dạo quanh Cổng Brandenburg hay ở Điện Elysee... Tuy nhiên, việc hủy cuộc họp chung của hai chính phủ được lên kế hoạch vào ngày 25/10 được cho là cách mà họ công khai những bất đồng của mình.

Trước các câu hỏi từ truyền thông, ngay trước cuộc họp của hai nhà lãnh đạo, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Laurence Boone cho biết mối quan hệ Pháp-Đức không hề suy yếu, ngược lại, đang rất tốt đẹp. Tuy vậy, bà Laurence Boone không thể phủ nhận một thực tế là các cuộc họp liên chính phủ Pháp-Đức dự kiến diễn ra đã bị hoãn vô thời hạn cách đây vài ngày, điều mà giới quan sát cho là dấu hiệu của sự bất hòa giữa Paris và Berlin.

Mặc dù bà Boone giải thích nguyên nhân chính là cả hai bên đều muốn có một hội đồng cấp bộ trưởng đầy đủ, nhưng một số bộ trưởng Đức không có mặt, trong đó đáng chú ý là Ngoại trưởng Annalena Baerbock.

Bà Boone cuối cùng cũng thừa nhận rằng có những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước châu Âu chủ chốt ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như chính sách quốc phòng, thái độ đối với cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU hay các vấn đề kinh tế. Bà Boone nói rằng đây là những vấn đề mà hai nước cần nỗ lực phối hợp.

Những vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn bởi vấn đề chính trị nội bộ của nước Đức, khi mà liên minh cầm quyền gồm 3 đảng có những quan điểm khác nhau trong các vấn đề đó.

Chính phủ Đức không đưa ra bình luận ngay lập tức về vấn đề này. Tuần trước, Thủ tướng Scholz cho biết “liên quan đến hợp tác với Pháp, Tổng thống Macron và tôi gặp nhau rất thường xuyên”.

Trong khi đó, các nhà phân tích tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group lưu ý rằng "sự thất vọng với Berlin đã tăng lên" trên khắp châu Âu.

Trong một lưu ý ngày 25/10, các nhà phân tích nhận định: “Trong khi những lời chỉ trích ban đầu tập trung vào những gì được nhiều quan chức cấp cao của EU coi là sự hỗ trợ quân sự hạn chế của Berlin cho Kiev, các quốc gia thành viên trong hội đồng giờ đây cũng bắt đầu chỉ trích các chính sách tài khóa và năng lượng của Đức. Sự thất vọng với Berlin hiện đã đi xa đến mức thực sự có nguy cơ làm suy yếu liên minh Pháp-Đức, mối quan hệ song phương quan trọng nhất của EU”.

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ...

Lãnh đạo NATO, EC và Đức chúc mừng tân Thủ tướng Italy

Lãnh đạo NATO, EC và Đức chúc mừng tân Thủ tướng Italy

Ngày 22/10, lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ủy ban châu Âu (EC) và Đức đã lên tiếng chúc mừng ...

Khủng hoảng năng lượng: EU có bước tiến mới, dự báo sốc về khí đốt Đức, Nga và Hungary đạt thỏa thuận cuối cùng

Khủng hoảng năng lượng: EU có bước tiến mới, dự báo sốc về khí đốt Đức, Nga và Hungary đạt thỏa thuận cuối cùng

Ngày 12/10, phát biểu tại buổi họp báo sau Hội nghị không chính thức bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh ...

Quan chức cấp cao Mỹ-Ukraine gặp nhau, Tổng thống Zelensky nói thành công sẽ 'không giới hạn', EU lên 'dây cót'

Quan chức cấp cao Mỹ-Ukraine gặp nhau, Tổng thống Zelensky nói thành công sẽ 'không giới hạn', EU lên 'dây cót'

Ngày 2/10, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan đã gặp Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak tại thành phố Istanbul ...

Công ty nhập khẩu nói gì về lô ngũ cốc bị cáo buộc do Nga đánh cắp từ Ukraine?

Công ty nhập khẩu nói gì về lô ngũ cốc bị cáo buộc do Nga đánh cắp từ Ukraine?

Ngày 29/7, quan chức giấu tên của công ty thương mại ngũ cốc đã bác bỏ thông tin cho rằng lô hàng lúa mạch và ...

(theo CNBC)

Đọc thêm

Chuyển nhượng cầu thủ: Kylian Mbappe trả lời câu hỏi tương lai với PSG

Chuyển nhượng cầu thủ: Kylian Mbappe trả lời câu hỏi tương lai với PSG

Kylian Mbappe xác nhận chính thức về tương lai sau khi PSG thua Borussia Dortmund, không thể vào chung kết Champions League 2023/24.
Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Hải đoàn Biên phòng 38 luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, làm tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên vùng ...
Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Đồng Bộ trưởng Ngoại giao và thương mại Australia Tim Watts tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước còn phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27, An Nhiên có nghe lời Việt để tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Xinh sốc nặng khi nghe bí mật từ bà Lan...
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động