45 năm Việt Nam gia nhập UNESCO (7/1976-7/2021)

Quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO ngày càng phát triển tốt đẹp và bền chặt theo thời gian

Việt An
Ủng hộ mạnh mẽ và đánh giá cao vai trò của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), tháng 7/1976, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức được coi là "Ngôi nhà trí tuệ" của thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO ngày càng phát triển tốt đẹp và bền chặt theo thời gian
Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của Việt Nam với du khách nước ngoài. (Nguồn: BQN)

Với sự tham gia chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam, 45 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO có những bước phát triển cả về lượng và chất, ngày càng đạt hiệu quả cao, trở thành một trong những điển hình về thành tựu của UNESCO.

Thành viên tích cực, có vai trò quan trọng trong UNESCO

Theo Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft, Việt Nam luôn là một thành viên hoạt động sôi nổi, tích cực và luôn làm việc với tiêu chí hướng đến một mục tiêu cao hơn.

Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục đảm nhận những vai trò quan trọng trong các hội đồng thuộc UNESCO. Việt Nam là nước thành viên hoạt động rất tích cực trong công tác lãnh đạo thuộc nhiều ủy ban khác nhau. Việt Nam cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc triển khai các nghị quyết và công ước mới thuộc lĩnh vực văn hóa.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thể hiện rất rõ với các quốc gia thành viên khác về các phương pháp để có thể tận dụng tốt nhất những danh hiệu được UNESCO vinh danh và có thể thấy rõ điều đó qua việc các danh hiệu Di sản thế giới, Công viên địa chất, Khu dự trữ sinh quyển thế giới trở thành phương tiện để Việt Nam phát triển.

Suốt 45 năm qua, kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam cũng luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-UNESCO phát triển tốt đẹp và hiệu quả cao trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin, truyền thông và văn hóa.

Để hội nhập tích cực trong UNESCO, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động, như: phê chuẩn một số Công ước quan trọng (Công ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - Công ước 2003, Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa - Công ước 2005…); chủ trì nhiều hội nghị, hoạt động lớn của UNESCO (Hội nghị cấp cao khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Đối thoại giữa các nền văn hóa, Hội nghị Tư vấn các Uỷ ban Quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương...).

"Tự bản thân Việt Nam đã đại diện cho những giá trị của UNESCO là đoàn kết, khoan dung, đa dạng và hài hòa". (Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft)

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh đóng góp sáng kiến của mình trong các lĩnh vực chuyên môn như xóa mù chữ, Trung tâm học tập cộng đồng, áp dụng nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững vào mô hình khu dự trữ sinh quyển...

Những kinh nghiệm này được thế giới đánh giá cao. Một số đoàn chuyên gia nước ngoài đã đến Việt Nam tìm hiểu và học hỏi.

Điển hình về thành tựu của UNESCO

Cùng đồng hành trong suốt 45 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước, đồng thời xây dựng hình ảnh của một đất nước Việt Nam mới, đậm đà bản sắc văn hóa, năng động và không ngừng vươn lên. Việt Nam đã trở thành một điển hình về thành tựu của UNESCO, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft từng khẳng định: “Tự bản thân Việt Nam đã đại diện cho những giá trị của UNESCO là đoàn kết, khoan dung, đa dạng và hài hòa”. Đây được coi là những giá trị nền tảng tạo nên bản sắc Việt Nam.

Năm 1976, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thông qua việc tham gia tích cực vào các chương trình của UNESCO, cộng đồng quốc tế đã hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam hòa bình và tươi đẹp.

Đặc biệt, những nỗ lực thúc đẩy hòa bình cũng được thể hiện rất rõ khi Hà Nội trở thành thành phố đầu tiên của châu Á-Thái Bình Dương vinh dự được trao tặng danh hiệu Thành phố vì hòa bình năm 1999. Đây được coi là phần thưởng cho những chính sách đa dạng, thúc đẩy sự thịnh vượng với sự chung tay của tất cả người dân, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của giới trẻ.

Cũng từ đây, vị thế của Việt Nam không ngừng tăng lên trong phần lớn các quốc gia thành viên UNESCO và nhiều diễn đàn đa phương khác.

Việt Nam đã đặt cơ quan đại diện tại UNESCO vào năm 1982 và được tín nhiệm bầu vào: cơ quan hoạch định chính sách và tài chính UNESCO (1978-1983), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2001-2005, 2015-2019), Phó Chủ tịch UNESCO (2001-2003), thành viên Ủy ban Di sản thế giới (2013-2017)...

Quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO ngày càng phát triển tốt đẹp và bền chặt theo thời gian
Kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO ngày 11/11/2015 tiến hành bầu các thành viên Hội đồng chấp hành nhiệm kỳ 2015-2019. Trong số các thành viên mới có Việt Nam.

Qua các chuyến thăm Việt Nam của các Tổng Giám đốc UNESCO, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển mối quan hệ hai bên.

Cũng thông qua quan hệ với UNESCO, Việt Nam tiếp tục nhận được những hỗ trợ quan trọng, mang tính chiến lược cho phát triển bền vững. Tuy không phải là tổ chức cung cấp tài chính nhưng những ý tưởng, kinh nghiệm của UNESCO góp phần thay đổi nhận thức, tư duy để sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

Một trong những trường hợp điển hình là sự thay đổi trong nhận thức và lý luận cũng như chủ trương, chính sách về văn hóa của Việt Nam sau khi tham gia hưởng ứng “Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa”. Đó là nhận thức mới về tầm quan trọng của xây dựng nền văn hóa toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, từ đó chấn hưng nền văn hoá dân tộc và tăng cường giao lưu với các quốc gia khác.

Tin liên quan

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO đang có xu hướng thay đổi

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO đang có xu hướng thay đổi

Nhận thức này cũng đã trở thành tài liệu tham khảo cho việc hình thành Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Bên cạnh đó, UNESCO và Việt Nam còn triển khai hợp tác mở rộng Chương trình ký ức thế giới; sử dụng công nghệ thông tin truyền thông vào việc bảo tồn di sản; tăng cường tiếp cận thông tin chất lượng; nâng cao năng lực cơ quan báo chí, truyền thông; mở rộng phạm vi phương tiện truyền thông tới vùng xa xôi, khó khăn cũng như khuyến khích sử dụng ngôn ngữ địa phương phát triển nội dung phục vụ bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hóa…

Việt Nam cũng là một trong những nước có đóng góp tích cực và ủng hộ cho những nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa. Việt Nam đã hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội “Thành phố sáng tạo” của thế kỷ XXI với tầm nhìn hướng về tương lai, phản ánh khát vọng quốc gia trở thành một thành viên năng động, sáng tạo, tích cực.

Đây được coi là một trong những định hướng mà UNESCO tiếp tục hợp tác và đồng hành cùng Việt Nam trong thời gian tới, phát huy các giá trị truyền thống được hun đúc từ hơn nghìn năm qua, đổi mới, sáng tạo để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại - kỷ nguyên văn minh trí tuệ và toàn cầu hóa.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, với vai trò quan trọng trong UNESCO, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến trong các cuộc thảo luận về vấn đề đảm bảo nền giáo dục, sự phổ cập giáo dục và chất lượng giáo dục, số hóa trong phát triển… để không ai bị bỏ lại phía sau.

Có thể nói, 45 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO ngày càng phát triển tốt đẹp và bền chặt theo thời gian, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm tiếp theo, UNESCO sẽ tiếp tục là cầu nối và diễn đàn quan trọng để Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 699/QĐ-TTg cử ông Đặng Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm giữ ...

Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 nhiệm kỳ 2021–2025 của UNESCO

Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 nhiệm kỳ 2021–2025 của UNESCO

Các quốc gia thành viên UNESCO tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp nổi bật vào nỗ lực chung của cộng ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình ...
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động