Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (AUSMIN) lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh
Tham vấn cấp Bộ trưởng Australia-Mỹ (AUSMIN) thường niên tại thành phố Annapolis, bang Maryland, Mỹ, ngày 6/8/2024. (Nguồn: Reuters)

Là diễn đàn chiến lược hàng đầu giữa hai nước, AUSMIN định hướng phát triển cho liên minh và quan hệ đối tác Mỹ-Australia nhằm xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Washington và Canberra mô tả là “hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.

Theo hướng đó, quan hệ Mỹ-Australia ngày càng được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, quốc phòng, đến biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, vũ trụ, khoáng sản quan trọng… Không gian hợp tác thì trải rộng khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Không tuyên bố thẳng nhưng ai cũng hiểu sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Washington và Canberra là nhắm đến mục tiêu kiềm chế Trung Quốc. Để ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh, Mỹ tìm cách liên kết với đồng minh và Australia là đối tác khu vực quan trọng, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ để chế tạo tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia thông qua Thỏa thuận an ninh ba bên (AUKUS) gồm Mỹ, Anh và Australia.

Với kết quả đạt được tại AUSMIN 34, hợp tác Mỹ-Australia còn được đẩy lên mức cao hơn. Trước hết, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của máy bay, đặc biệt là máy bay ném bom, tại Australia. Một cơ sở chứa sáu máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ sẽ được xây dựng tại căn cứ không quân Tindal ở phía Bắc Australia.

Mỹ còn cấp phép để Australia có thể chế tạo hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển (GMLRS) và đợt ra hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2025. Trước đó, biên bản ghi nhớ về “sản xuất, duy trì và phát triển” tên lửa tấn công chính xác (PrSM) được hai bên ký kết tháng 12 năm ngoái.

Với những công cụ răn đe này, Mỹ đang cùng đồng minh ở Thái Bình Dương “chia sẻ gánh nặng” trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIMES, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ...

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày 3/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt ...

Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, sau khi ký kết văn bản răn đe hạt nhân chung với Mỹ, quan hệ hai ...

Dải Gaza có thể sắp 'thoát' thảm kịch xung đột, Israel xác nhận cử phái đoàn tham gia đàm phán hoàn thiện thỏa thuận

Dải Gaza có thể sắp 'thoát' thảm kịch xung đột, Israel xác nhận cử phái đoàn tham gia đàm phán hoàn thiện thỏa thuận

Ngày 8/8, các nước trung gian đàm phán giữa Israel và Hamas gồm Mỹ, Ai Cập và Qatar ra tuyên bố chung khẳng định, thỏa ...

Trung Đông: Mỹ tuyên bố triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-22 đến khu vực, lý do các cuộc trả đũa Israel đang bị hoãn?

Trung Đông: Mỹ tuyên bố triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-22 đến khu vực, lý do các cuộc trả đũa Israel đang bị hoãn?

Ngày 8/8, quân đội Mỹ xác nhận, các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tiên tiến của nước này đã đến Trung Đông.