Quan hệ Mỹ-Hàn sau những rạn nứt: Lối đi nào cho 'cặp bài trùng' Biden-Moon?

Gia Hải
TGVN. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden được kỳ vọng là người sẽ vực dậy quan hệ đồng minh truyền thống Washington-Seoul sau những rạn nứt trong thời gian vừa qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Mỹ-Hàn sau những rạn nứt: Lối đi nào cho 'cặp bài trùng' Biden-Moon?
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Mỹ Joe Biden được cho là đang tìm cách đưa quan hệ Mỹ-Hàn cất cánh bay cao trong thời gian tới. (Nguồn: The Japan Times)

Sau chiến thắng trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, giới quan sát nhận định, đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm, cả Mỹ và Hàn Quốc đều có lãnh đạo cao nhất thuộc đảng cánh tả.

Tổng thống Joe Biden của Mỹ và Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc được truyền thông ca ngợi là những nhân tố quan trọng giúp củng cố liên minh Washington-Seoul sau một nhiệm kỳ đầy thách thức của Tổng thống Donald Trump tiền nhiệm.

Giới phân tích cho rằng, quan hệ Mỹ-Hàn có thể phát triển vững chắc và cất cánh bay cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào Tổng thống Joe Biden.

Bàn cờ chính trị khu vực rối ren

Chính sách đối ngoại phần lớn tập trung vào vấn đề chính trị trong nước, quan hệ liên Triều, chủ nghĩa dân tộc và quyền tự chủ trước các cường quốc của Tổng thống Moon Jae-in đã khiến Seoul trở thành “người chơi cờ” trong bàn cờ chính trị đầy phức tạp.

Trong vấn đề hòa giải liên Triều, Seoul đã có những động thái ngoại giao nhằm bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng vào năm 2018, thể hiện qua cái bắt tay lịch sử của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Với ưu tiên hòa giải quan hệ liên Triều và giảm sự phụ thuộc vào quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn, chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in và những người theo chủ nghĩa dân tộc tin rằng, nếu quan hệ liên Triều được cải thiện, Hàn Quốc sẽ ít phụ thuộc vào Mỹ hơn, và hai miền Triều Tiên có thể cùng gây áp lực buộc Nhật Bản phải “hối cải” về những sai lầm trong chiến tranh trước đây.

Trong bối cảnh bàn cờ chính trị khu vực những năm gần đây trở nên phức tạp hơn do cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung gia tăng và các nước trong khu vực buộc phải “chọn bên”, Hàn Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu xa lánh một trong hai nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu, an ninh và kinh tế quốc gia của xứ sở kim chi được cho là sẽ chịu nhiều thiệt hại.

Tin thế giới 4/2: Nga-Trung nồng ấm, phương Tây lo ngại; Mỹ-Hàn nhất trí chiến lược về Triều Tiên; Bà Aung San Syu Kyi sẽ bị án tù 3 năm?

Tin thế giới 4/2: Nga-Trung nồng ấm, phương Tây lo ngại; Mỹ-Hàn nhất trí chiến lược về Triều Tiên; Bà Aung San Syu Kyi sẽ bị án tù 3 năm?

TGVN. Chính biến tại Myanmar, New START, quan hệ Mỹ-Iran, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Australia, Biển Đông, Eo biển Đài Loan... là những sự kiện quốc tế ...

Tháng 10/2020, Washington đã yêu cầu các đồng minh và đối tác cấm các hoạt động của gã khổng lồ công nghệ Huawei đến từ Trung Quốc. Trong một động thái nhằm đáp trả, Bắc Kinh đã gây sức ép lên Seoul, buộc chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in phải hợp tác trong việc phủ sóng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data).

Thay vì nghiêng hẳn sang một bên, Seoul lựa chọn đứng giữa trong cuộc xung đột khi vừa đẩy lùi áp lực của Washington về việc cấm 5G của Huawei, mặt khác vẫn thừa nhận tầm quan trọng của sáng kiến do Mỹ chủ trương nhằm thay thế các mạng viễn thông của Trung Quốc. Dù vậy, quyết định trung lập của Seoul trong vấn đề trên đã được giới chức Mỹ nhìn nhận là thiếu quyết đoán.

Sắp tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thiết lập sáng kiến đa phương của “kiềng ba chân” Mỹ-Nhật-Hàn nhằm kìm chế Triều Tiên. Điều này có thể khiến ông Moon Jae-in – người ủng hộ hòa giải liên Triều với khát vọng về một tương lai hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, sẽ trở nên khó xử.

Ngoài ra, việc tham gia sáng kiến đa phương nhằm kiềm chế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đẩy Seoul vào tình huống bị Bắc Kinh chèn ép về kinh tế và thương mại.

Do đó, tờ Foreign Affairs nhận định, với chủ nghĩa dân tộc luôn bừng cháy, ông Moon Jae-in sẽ phải tìm cách né tránh tham gia các sáng kiến đa phương của Mỹ, hoặc sẽ phải tham gia sáng kiến của cả Washington và Bắc Kinh, cũng như tránh đối đầu với Triều Tiên.

Nếu Mỹ dành cho Hàn Quốc ít không gian để “trổ tài” làm người chơi cờ điêu luyện, chắc chắn Washington sẽ được lợi nhiều hơn trong việc tạo ra thế trận chiến lược chung, với Seoul là mắt xích chiến lược quan trọng, từ đó tạo đòn bẩy cho quan hệ song phương phát triển vững chắc và bay xa hơn.

Tương lai cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Những đòn trừng phạt được Tổng thống Donald Trump liên tiếp đưa ra trong thời gian vừa qua và sắp tới là Tổng thống đương nhiệm Joe Biden – chính trị gia có quan điểm cứng rắn trong vấn đề phi hạt nhân hóa, được cho là sẽ làm cho tiến trình hoà bình thêm trầm trọng.

Để tránh đi vào ngõ cụt, Hàn Quốc buộc phải phủ quyết đòn trừng phạt hiện có, hoặc ngăn chặn những đòn trừng phạt trong trường hợp không quá nghiêm trọng. Thêm vào đó, Seoul cần vận động hành lang để kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Theo phân tích của giới học giả, Seoul có thể dùng việc tham gia sáng kiến đa phương của Mỹ để đổi lấy sự nhượng bộ từ Tổng thống Joe Biden về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo 78 tuổi là người có nguyên tắc về chính sách đối ngoại, vì thế, mặc dù đã cam kết nhượng bộ với Seoul, song ông Biden vẫn đòi hỏi phía Bình Nhưỡng phải có động thái tích cực và tạo tín hiệu đáng tin cậy trong việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Tin liên quan
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Hàn Quốc theo dõi chặt, Pháp tin tưởng, Trung Quốc muốn gì? Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Hàn Quốc theo dõi chặt, Pháp tin tưởng, Trung Quốc muốn gì?

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang gấp rút thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo khi chỉ còn vỏn vẹn 1 năm trong nhiệm kỳ tổng thống. Chính vì điều đó, ông Moon được nhận định là phải nhượng bộ các hành vi của Triều Tiên và nhượng bộ vấn đề phi hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo, vốn được cho là nhạy cảm và quan trọng nhất trong tiến trình hòa giải liên Triều.

Với mong muốn rời nhiệm sở với tư cách là nhà kiến tạo hòa bình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang cố gắng mở ra một tiến trình hòa bình lịch sử bằng tuyên bố chấm dứt chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên sau 2 Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội.

Tuy nhiên, điều ông Moon hằng mong muốn sẽ khó có thể trở thành sự thật. Việc người đồng cấp Mỹ yêu cầu phi hạt nhân hóa trước tiên là một tín hiệu tích cực để tiến hành chấm dứt chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Do đó, việc khó nhất ông Moon sẽ phải làm là thuyết phục ông Biden gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên và thuyết phục người đồng cấp về tiến trình phi hạt nhân hóa, cùng với những nhượng bộ tương xứng khi gặp phía Mỹ trên bàn đàm phán.

Seoul đang cố gắng đẩy nhanh cuộc gặp 4 bên Mỹ-Hàn-Nhật với Triều Tiên bên lề Olympic năm 2021. Bất chấp sự cố gắng của Hàn Quốc, phía Triều Tiên luôn yêu cầu điều kiện tiên quyết để Bình Nhưỡng tham gia vào cuộc đàm phán là “dọn dẹp” thứ mà ông Kim Jong-un cho rằng là “chính sách thù địch của Mỹ” với những cuộc tập trận do Washington khởi xướng nhằm chống lại Bình Nhưỡng, cũng như yêu cầu dỡ bỏ cấm vận và chỉ trích các cá nhân có liên quan đến quốc gia này.

Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ-Hàn đã bị sứt mẻ nghiêm trọng trong thời gian vừa qua vì những toan tính của cả 2 bên. Tuy nhiên, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Moon Jae-in, hoặc thậm chí là chính phủ kế tiếp, cần xây dựng những giá trị và cam kết chung với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ nhằm tạo ra liên minh vững chắc trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tái khẳng định quan hệ liên minh quốc phòng với Hàn Quốc và Nhật Bản
Vấn đề Triều Tiên: Mỹ sẽ rà soát 'kỹ lưỡng' chính sách với Bình Nhưỡng, Washington-Seoul thúc đẩy tiến trình hòa bình
Hậu bầu cử Mỹ 2020: Hàn Quốc chính thức chúc mừng, Nhật Bản tìm cách tăng cường quan hệ dưới thời ông Biden
Kết quả bầu cử Mỹ 2020 chưa 'chốt', Ngoại trưởng Hàn Quốc gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ để làm gì?
Bầu cử Mỹ 2020: Triều Tiên giữ im lặng, hai đồng minh châu Á vội tìm cách liên hệ với ông Biden
Gia Hải (theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Trong báo cáo quý đầu năm, nhà sản xuất memory chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics cho biết lợi nhuận tăng 932,8%.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay ...
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trở thành người dẫn đầu ...
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động