Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Lạt mềm buộc chặt

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Giữa lúc đại dịch covid-19 căng thẳng tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump lại “ngoại giao thư tín” với nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên. Lý giải thực chất động thái này ra sao? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he my trieu tien lat mem buoc chat Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên: Quà tới muộn
quan he my trieu tien lat mem buoc chat Đối thoại Mỹ - Triều Tiên: 365 ngày duyên nợ
quan he my trieu tien lat mem buoc chat

Hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để Triều Tiên và Mỹ có thể cùng nhau tạo nên bước chuyển cơ bản mới trong quan hệ song phương. Minh họa của trang Dreamtime.com.

Nếu không phải hiện tại, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra hoành hành trên khắp thế giới thì sự việc chắc chắn sẽ được giới truyền thông xoay vần hàng đầu. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lại gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị covid-19 làm cho chìm nghỉm trong ngút ngàn tin tức về dịch bệnh trên khắp thế giới.

Chuyện chính trị an ninh thế giới thua chuyện dịch virus corona về tính thời sự. Có lẽ chính vì thế mà cái gọi là "ngoại giao thư tín" giữa ông Trump và ông Kim Jong-un vào thời điểm hiện tại có phần gây bất ngờ.

Trì hoãn, câu giờ

Ngay thời dịch bệnh covid-19 chưa bùng phát chứ chưa nói đến lây lan sang tận Mỹ, tiến trình đối thoại hoà bình giữa Mỹ và Triều Tiên đã chững lại gần như hoàn toàn. Có hai lý do giải thích thực trạng này. Thứ nhất, ông Trump phải dành ưu tiên chính sách cho những chuyện khác, cụ thể là cho những hồ sơ động chạm trực tiếp đến cơ may tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ. Thứ hai, cả Mỹ lẫn Triều Tiên đều bế tắc ý tưởng giúp hai bên thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại của tiến trình kia.

Vì thế, cho dù biết rõ Triều Tiên rất sốt ruột, ông Trump vẫn không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách tiếp tục tranh thủ cá nhân ông Kim Jong-un để mối quan hệ giữa hai bên không xấu thêm, tiến trình đàm phán hoà bình được duy trì chứ không bị đồ vỡ hay bị đảo ngược. Cũng có thể nói là ông Trump chủ trương câu giờ.

Dịch bệnh hiện tại càng buộc ông Trump phải trì hoãn giải quyết những vấn đề trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ không thể giải quyết được. Dịch bệnh này hiện là thách thức lớn nhất đối với cơ may tái đắc cử tổng thống của ông Trump. Chỉ cần nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh này và vực dậy lại nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ thì cho dù chưa giải quyết được vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và Iran, chưa xử lý được các mối bất hoà và xung khắc với Trung Quốc, chưa kiềm chế được ảnh hưởng và vai trò của Nga ở Syria và khu vực vùng Vịnh, thậm chí cả cho dù chưa rút được binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan, Syria và Iraq, ông Trump vẫn có cơ may tái đắc cử thực tế hơn tất cả mọi ứng cử viên tổng thống ở Mỹ.

Cùng chuyên mục:

quan he my trieu tien lat mem buoc chat Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất ...

Lạt mềm buộc chặt

Ông Trump biết không thể hoà được với Iran nhưng có thể hoà được với Triều Tiên. Lại gặp ông Kim Jong-un nữa thì chưa thể, thậm chí không thể, bởi gặp thì dễ nhưng để cuộc gặp thành công thì lại rất khó, nếu như không muốn nói là không thể. Bởi vậy, "ngoại giao thư tín" thích hợp và hứa hẹn hiệu quả hơn cả.

Cũng vì thế mà thời gian qua, phía Mỹ không thể hiện phản ứng mạnh mẽ đáng kể gì khi Triều Tiên liên tục phóng vật thể bay và tập trận. Phía Mỹ chủ ý không kích thích thái độ bực mình và tâm trạng mất dần sự kiên nhẫn của phía Triều Tiên. Cũng chính vì thế mà ông Trump lại sử dụng chiêu thức "lạt mềm buộc chặt" với bức thư gửi ông Kim Jong-un.

Đề cao mối quan hệ cá nhân với ông Kim Jong-un, đưa ra một vài ý tưởng nào đấy về thúc đẩy quan hệ song phương, mời chào hợp tác và trợ giúp Triều Tiên ứng phó dịch bệnh, pha trộn xa gần chút cảnh báo và răn đe với cái bánh vẽ về triển vọng tương sáng của quan hệ song phương - nội dung chính của bức thư của ông Trump đại loại như thế. Nó rất chung chung và được cấu trúc như mô thức đã thấy từ lâu nay trong "ngoại giao thư tín" giữa hai bên.

Chỉ như thế thôi thì nó làm sao khai thông mở lối được cho tiến trình đàm phán hoà bình giữa hai nước thoát ra khỏi tình trạng bế tắc lâu nay. Nhưng nó lại có tác dụng ràng buộc ông Kim Jong-un vào việc duy trì mối quan hệ cá nhân với ông Trump và vì thế không thể làm đảo ngược tiến trình kia trong thời gian tới.

Triều Tiên chờ đợi gì?

Khi cho rằng hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để Triều Tiên và Mỹ có thể cùng nhau tạo nên bước chuyển cơ bản mới trong quan hệ song phương, phía Triều Tiên chắc cũng nhận biết rằng, từ nay tới thời điểm cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không thể làm nên bước chuyển ấy, vì hai lý do nêu trên và còn cả vì Triều Tiên muốn chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.

Việc Triều Tiên tuy có động thái này hay động tác nọ nhưng về cơ bản chưa đến mức buộc Mỹ phải thể hiện thái độ cứng rắn hay hành động đáp trả xem ra cũng còn hàm ý bên này thiên về dự đoán rằng ông Trump sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới - cho nên phải giữ cầu quan hệ và giữ các con chủ bài cho cuộc chơi với Mỹ sau bầu cử và dịch bệnh.

quan he my trieu tien lat mem buoc chat Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Gỡ khó không dễ

TGVN. Triều Tiên lại phóng vật thể bay. Động thái này nói lên điều gì? Hãy thử nhìn lại quan hệ Mỹ - Triều trong ...

quan he my trieu tien lat mem buoc chat Chuyện Triều Tiên: Bên hối hả, phía hững hờ

TGVN. Triều Tiên vừa phóng vật thể bay rơi vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, trong khi vừa tuyên bố nối ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động