Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Năm kỷ niệm buồn

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Khái quát những kịch tính trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong năm 2019, năm kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he my trung quoc nam ky niem buon Mỹ - Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại
quan he my trung quoc nam ky niem buon Mỹ - Trung Quốc: Bớt ưu tiên mà thêm giá trị
quan he my trung quoc nam ky niem buon

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trong 2019 bộc lộ cụ thể và rõ ràng hơn, quyết liệt hơn. Biếm họa của tờ The New York Times.

Năm 2019 sắp đi qua này là năm kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian ấy, mối quan hệ song phương này đã có những thời trăng mật và nồng ấm, nhưng cũng không ít giai đoạn giận hờn và căng thẳng.

Bất đồng và xung khắc

Xa xưa nữa thì giờ không đề cập đến làm gì. Vào thời điểm cách đây 40 năm, mắc mớ lớn nhất, cơ bản nhất và gần như duy nhất phủ bóng đen xuống mối quan hệ giữa hai bên là vấn đề Đài Loan. Bốn mươi năm sau, vấn đề Đài Loan không những vẫn tiếp tục tồn tại như một trong những trở ngại chính cho cặp quan hệ song phương này mà thậm chí còn trở nên nan giải hơn và nhạy cảm hơn trước gấp bội lần đối với cả hai bên.

Khi chơi con bài Mỹ và bình thường hoá quan hệ với Mỹ cách đây nhiều thế kỷ, Trung Quốc có thể đã suy tính hoặc nuôi ảo vọng là trên nền quan hệ mới với Mỹ có thể thu hồi được Đài Loan. Thực tế đến nay cho thấy, cái giá mà Trung Quốc đã phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ là mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Mỹ và Đài Loan khiến cho Trung Quốc không thể thu hồi được Đài Loan bằng bất kể phương cách nào nếu như Mỹ chưa buông bỏ Đài Loan.

Bên cạnh vấn đề Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc hiện còn bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích trên không ít phương diện khác nữa mà ở đâu cũng đều động chạm tới lợi ích chiến lược cơ bản và lâu dài của cả hai bên. Tất cả những điều ấy làm cho năm 2019 này trở thành một năm kỷ niệm buồn đối với cặp quan hệ song phương này.

Bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích giữa hai bên được thể hiện gói gọn trong cụm từ "Cạnh tranh chiến lược". Và cuộc cạnh tranh này trong năm 2019 bộc lộ cụ thể và rõ ràng hơn cũng như diễn biến quyết liệt hơn trong thời gian trước đó.

Sẽ có phần hơi vội vàng và quy chụp khi cho rằng, vì ông Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ nên quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mới biến động với những diễn biến và theo chiều hướng như vậy. Đúng hơn thì phải thấy và xác nhận rằng, cặp quan hệ song phương này đã đến lúc bộc lộ và phát tác như vậy mà vai trò lịch sử của ông Trump đối với nước Mỹ ở đây chỉ là chất xúc tác hoặc giọt nước làm tràn cốc.

Bạn có thể quan tâm:

quan he my trung quoc nam ky niem buon Mỹ - WTO: Buồn ngủ bất ngờ được chiếu manh
quan he my trung quoc nam ky niem buon Quan hệ Ấn Độ - Mỹ: Giúp người, lợi mình
quan he my trung quoc nam ky niem buon Nhật Bản - Mỹ: Một nhịn cho chín lành

Ngoài vấn đề Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc hiện còn hục hoặc nhau trong nhiều vấn đề khác nữa như xung khắc thương mại hay tình hình an ninh ở khu vực Biển Đông, như kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc, như sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc, tình hình chính trị xã hội an ninh và ổn định ở Hồng Công hay cách thức Mỹ đối xử các tập đoàn kinh tế của Trung Quốc như Huawei hoặc ZTE.....

Phía Mỹ và Trung Quốc cho biết, thoả thuận thương mại mới trên nền tảng kết quả của vòng đàm phán thương mại song phương thứ 13 vừa qua sẽ được ông Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức ký kết bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của diễn đàn APEC ở Chi lê trong tháng 11 tới. Nhưng vì thoả thuận này chỉ là giải pháp tình thế tạm thời cho cuộc xung khắc thương mại và không có được tính cơ bản và nguyên tắc nên chỉ có thể là một khoảng tĩnh lặng tương đối giữa hai lần giông bão.

Chưa ổn thoả, cơ bản và lâu dài

Có thể khái quát hoá mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2019 theo những khía cạnh sau đây.

Thứ nhất, cặp quan hệ này trong năm 2019 không ổn nhiều hơn được ổn, không bình thường nhiều hơn bình thường, không tốt đẹp nhiều hơn là tốt đẹp, không tiến triển được đáng kể nhưng cũng không bị xấu đi nghiêm trọng. Dù vậy, cuộc cạnh tranh chiến lược đã bộc lộ công khai và cụ thể hơn bao giờ hết. Phía Mỹ chủ trương chơi một cuộc chơi lâu dài với Trung Quốc trong khi phía Trung Quốc vừa đáp trả vừa né tránh để có thêm thời gian củng cố cũng như tăng cường thế và lực.

Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc biểu hiện ra bên ngoài luôn sẵn sàng chơi sát ván đến cùng với nhau nhưng trong thực chất lại luôn để ý đảm bảo duy trì sự kiểm soát tình hình, giữ dư địa cho bước lùi và đi vào thoả hiệp với nhau. Cho nên các đối tác của hai nước này cần nhìn nhận cả việc họ làm găng với nhau lẫn việc họ đi vào thoả hiệp với nhau trong tính tương đối và nhất thời của nó.

Thứ ba, Mỹ và Trung Quốc gia tăng mức độ quyết liệt của cuộc cạnh tranh chiến lược nhưng đồng thời lại có thoả hiệp và thoả thuận cục bộ, không vì thoả hiệp và thoả thuận cục bộ mà làm thay đổi bản chất của cuộc cạnh tranh chiến lược, đồng thời không vì gia tăng mức độ quyết liệt của cuộc cạnh tranh chiến lược mà không thể có được thoả hiệp và thoả thuận cục bộ với nhau.

Thứ tư, nhân tố đối nội đóng vai trò quyết định hơn cả trong năm 2019 đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Ông Trump muốn có bằng chứng về kiên định thực hiện cam kết vận động tranh cử và nhằm đến cuộc bầu cử tổng thống lần tới ở Mỹ. Phía Trung Quốc coi trọng việc bảo tồn thể diện và hạn chế thiệt hại. Cũng vì thế, mối quan hệ song phương này trong năm 2019 diễn biến không gây bất ngờ lớn, nhưng trong năm 2020 sắp tới nhiều khả năng sẽ khác.

Thứ năm, trong năm 2019, Mỹ và Trung Quốc chưa xử lý được ổn thoả, cơ bản và lâu dài vấn đề mắc mớ hay xung khắc lợi ích chiến lược nào. Điều này phản ánh cơ chế xử lý quan hệ song phương bằng các cuộc gặp nhau giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình chỉ có tác dụng thực tế hạn chế. Hai người này đã và sẽ còn gặp nhau mỗi khi cần rút củi đáy nồi để rồi sau đấy lại thêm củi vào dưới đáy nồi.

Dịch Dung

quan he my trung quoc nam ky niem buon Tướng Mỹ: Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, thách thức và đe dọa các quốc gia trong khu vực

TGVN. Theo trang NDTV và The Print, ngày 29/10, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John Aquilino khẳng định, không ...

quan he my trung quoc nam ky niem buon Mỹ định 'đuổi cùng giết tận' Huawei, ZTE?

TGVN. Ngày 28/10, Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ (FCC) đã đề xuất những quy định mới để ngăn chặn các nhà mạng trong ...

quan he my trung quoc nam ky niem buon Tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm mới nhất giữa các trưởng đoàn đàm phán Mỹ-Trung

TGVN. Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc, ông Lưu Hạc đã có cuộc điện đàm theo đề nghị của Đại ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động