Quan hệ Mỹ-Trung sắp bước vào 'mùa Hè rực lửa'

Nam Anh
Chu kỳ mới trong căng thẳng Mỹ-Trung được dự báo có thể sớm xảy ra trong thời gian tới một khi xung đột Nga-Ukraine chưa được kiểm soát hoặc Washington áp đặt chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dù mang lại nhiều hệ lụy tới kinh tế thế giới, song xung đột Nga-Ukraine cũng đang ít nhiều giúp hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Trung và buộc cả Bắc Kinh lẫn Washington phải triển khai chính sách thận trọng hơn.

Một mặt, trong bối cảnh các quốc gia khối G7 “tiên phong” trong trừng phạt Nga, Trung Quốc đang đóng vai trò then chốt, góp phần giữ kinh tế toàn cầu không chìm sâu hơn vào khủng hoảng khi từ chối tuân theo những động thái này. Mặt khác, Bắc Kinh vẫn ưu tiên giao dịch tài chính bằng đồng USD nhằm tránh hệ quả không đáng có từ cách lệnh trừng phạt của khối G7, trong bối cảnh nước này cũng gặp khó từ Covid-19.

Trong khi đó, Mỹ hạn chế áp đặt biện pháp trừng phạt thứ cấp để tránh làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại, ảnh hưởng tới đồng minh, đối tác của mình.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Reva Goujon của tập đoàn Rhodium (Mỹ) về phân tích chính sách và xu thế toàn cầu, sự thận trọng này có thể sớm biến mất nếu một trong hai kịch bản sau xảy ra.

Ukraine nói Nga pháo kích nhà máy luyện than ở miền Đông, tấn công nhà máy thép ở Mariupol. (Nguồn: ndtv)
Xung đột Nga-Ukraine có thể là biến số khiến quan hệ Mỹ-Trung sớm đi vào chu kỳ căng thẳng mới trong mùa hè tới. (Nguồn: NDTV)

Hệ lụy khó lường

Trước hết, đó là dư chấn ngày một lớn từ xung đột Nga-Ukraine.

Bước sang tháng thứ ba, nhiều viễn cảnh về giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột này đã được thảo luận. Giao tranh ở miền Đông Ukraine có thể biến thành một cuộc “xung đột đóng băng” nếu Nga củng cố hành lang trên bộ ở phía Đông Nam.

Một khả năng khác là Nga sẽ cố gắng thực hiện chiến lược đàm phán “leo thang để xuống thang” bằng cách cắt nguồn cung cấp năng lượng tới nhiều quốc gia châu Âu hơn, tấn công các đoàn vận tải vũ khí hay giành lấy Odessa.

Thời gian tới, Mỹ có khả năng sẽ áp đặt trừng phạt thứ cấp để ngăn chặn bước tiến của Nga, song xung đột kéo dài có thể khiến G7 rạn nứt. Đứt gãy chuỗi cung ứng, cấm vận tài chính cùng xuất nhập khẩu của một số mặt hàng thiết yếu cùng biến động địa chính trị đã khiến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao đột biến. Lạm phát cũng lên mức “kịch trần” trong 4 thập kỷ qua ở cả Mỹ và châu Âu.

Từ Tunisia đến Yemen, các chính phủ phải đối mặt với làn sóng bất ổn chính trị khi không có đủ nguồn dự trữ về ngũ cốc và nhiên liệu để hỗ trợ cho người dân.

Tuy nhiên, với Trung Quốc, đây có thể là cơ hội tốt. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tích trữ hơn một nửa nguồn cung lương thực của thế giới cho thời điểm như hiện nay. Với nỗ lực giữ khoảng cách an toàn với chiến sự ở Ukraine, Bắc Kinh muốn biến mình thành bên trung gian và ủng hộ một trật tự thế giới đa cực.

Mặc dù Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để lôi kéo các nước như Brazil hay Ấn Độ làm đồng minh dưới danh nghĩa trung lập, nước này lại sở hữu nhiều công ty tự do để lách trừng phạt và gây khó dễ cho nỗ lực xây dựng liên minh của Mỹ.

Bắc Kinh cũng sẵn sàng phản ứng với một loạt chính sách sắp tới của Washington. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ lưỡng đảng trong xây dựng một chiến lược kiềm chế Trung Quốc toàn diện hơn.

Với nỗ lực giữ khoảng cách an toàn với chiến sự ở Ukraine, Bắc Kinh muốn biến mình thành bên trung gian và ủng hộ một trật tự thế giới đa cực.

Chính sách cứng rắn

Kịch bản thứ hai là khi Mỹ triển khai chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Tính đến nay, các chiến lược mới của Mỹ trong một số lĩnh vực trọng tâm đang bắt đầu hình thành. Một đợt đánh giá các mức thuế quan dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, dự kiến diễn ra vào quý III năm nay, có thể sẽ mở ra một cuộc điều tra mới của phía Mỹ về các cáo buộc vi phạm thương mại của Trung Quốc.

Ngoài ra, có một số chỉ dấu cho thấy ông chủ Nhà Trắng có thể ký một sắc lệnh hành pháp vào cuối mùa Hè để xây dựng cơ chế sàng lọc đầu tư vào Trung Quốc. Các cơ quan quản lý tài chính Mỹ cũng có thể hủy bỏ giao dịch chứng khoán đối với bất kỳ công ty Trung Quốc nào không tuân thủ các quy tắc về công bố thông tin.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào Trung Quốc cũng có thể được thắt chặt hơn nữa, trong bối cảnh nhiều mối lo ngại về “chảy máu công nghệ” được đặt ra trong dòng chảy thương mại Mỹ-Trung. Đồng thời, Washington sẽ thúc đẩy hợp tác đa phương với các nước G7 để cùng kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Cùng lúc đó, Nhà Trắng đang cân nhắc có nên áp đặt các hạn chế gắt gao hơn với việc xuất khẩu công nghệ xuất xứ Mỹ hay không, nhất là với tập đoàn sản xuất chất bán dẫn SMIC của Trung Quốc.

Về mặt an ninh, cạnh tranh ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang leo thang nhanh chóng. Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục kêu gọi hỗ trợ về an ninh, kinh tế và chính trị. Bộ ba AUKUS (Mỹ, Anh và Australia) đang tăng cường phối hợp về công nghệ siêu thanh và có thể sẽ sớm mở rộng tư cách thành viên cho Nhật Bản. Mới đây, một hiệp ước an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon đã khiến Washington và Canberra quan ngại sâu sắc.

Trong bối cảnh cột mốc quan trọng với cả hai nước đang đến gần, những ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine cùng hàng loạt chính sách mới được Washington triển khai có thể khiến quan hệ Mỹ-Trung sớm bước vào một mùa Hè rực lửa.

Trung Quốc: Mỹ đang tìm cách châm ngòi chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương

Trung Quốc: Mỹ đang tìm cách châm ngòi chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương

Trung Quốc mới đây đã hối thúc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đi đầu trong sự phát triển của khu vực ...

Mỹ, EU cảnh báo Trung Quốc đừng động tay liên quan Nga

Mỹ, EU cảnh báo Trung Quốc đừng động tay liên quan Nga

Mỹ và châu Âu cho rằng, bất kỳ hỗ trợ nào từ Trung Quốc đối với Nga để lách trừng phạt của phương Tây sẽ ...

(theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động