Quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2017). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc Nhật báo lớn nhất Campuchia đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam
quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Năm nay đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là năm hai nước chọn là “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia”, xin Phó Thủ tướng cho biết về lịch sử, ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu đời.

Cách đây đúng nửa thế kỷ, nhân dân hai nước đã cùng chung sức và giành nhiều thắng lợi trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vào thời điểm lịch sử đó, ngày 23/6/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Quốc trưởng Norodom Sihanouk bức điện đánh giá cao sự phát triển hết sức tốt đẹp trong quan hệ láng giềng giữa hai nước và coi việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao là “biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu”, “một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Ngày 24/6/1967, ngày Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đã đi vào lịch sử hai nước như một sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng.

Vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan hệ này ngày càng trở nên khăng khít, bền chặt, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện trong thực tế bằng công sức, xương máu và sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ cũng như sự phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Campuchia, đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.

quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Minh Châu/TGVN)

Tình đoàn kết, tình cảm son sắt, tinh thần tương trợ lẫn nhau của hai dân tộc chúng ta chính là động lực, là sức mạnh để quân đội và nhân dân hai nước cùng kề vai sát cánh bên nhau chiến thắng chế độ diệt chủng Polpot, đưa đất nước Chùa Tháp Campuchia hồi sinh và quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Đó là sự đoàn kết hai dân tộc trong lịch sử.

Nửa thế kỷ qua là một thời gian không dài so với bề dầy lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc, nhưng là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước. Đó là thời kỳ mà nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia anh em luôn kề vai sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cùng xây dựng đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no. Với sự gìn giữ, vun đắp của nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, ngày nay, quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Với phương châm này, tôi tin tưởng quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần vào sự phát triển, hòa bình và ổn định trong khu vực. Đây là mong muốn chung của cả hai nước.

Xin Phó Thủ tướng cho biết về những thành tựu nổi bật của quan hệ hai nước trong 50 năm qua và triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới?

Những thành tựu mà Việt Nam và Campuchia cùng đạt được trong suốt 50 năm qua, không chỉ là thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn biểu hiện ở sự phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ nhất, quan hệ chính trị hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp. Các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, các địa phương của hai bên diễn ra thường xuyên. Các cơ chế hợp tác quan trọng như Ủy ban Hỗn hợp, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới tiếp tục được duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả; bên cạnh đó còn rất nhiều cơ chế hợp tác giữa các Bộ, ngành và địa phương; giao lưu giữa các tổ chức, tầng lớp nhân dân ngày càng nhộn nhịp với các hình thức ngày càng phong phú.

Trên cơ sở các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền. Đến nay, hai bên đã hoàn thành hơn 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc và quyết tâm sớm hoàn thành công tác này nhằm đưa biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng đã nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước.

Thứ hai, cùng với đà phát triển tốt đẹp của quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước cũng không ngừng được thúc đẩy, tạo nền tảng quan trọng trong việc củng cố và phát triển quan hệ hai nước.

Đến nay, Việt Nam có 190 dự án đầu tư sang Campuchia, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,89 tỷ USD tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng lên, đến nay đã có 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 58,125 triệu USD. Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia được Lãnh đạo và người dân Campuchia đánh giá rất cao, đã đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của Vương quốc Campuchia.

Kim ngạch thương mại hai nước đạt trung bình khoảng 03 tỷ USD/năm trong những năm gần đây và đạt 1,686 tỷ USD trong 05 tháng đầu năm 2017. Hai bên đang phấn đấu để nâng kim ngạch song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước có lượng du khách lớn nhất thăm Campuchia: năm 2016 đạt 960.000 lượt người, chiếm 19% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia. Năm 2016, khách Campuchia đến Việt Nam đạt 212.000 lượt người, đứng thứ 13 trong các thị trường khách du lịch đến Việt Nam.

Thứ ba, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, văn hóa, y tế, viễn thông, giao lưu nhân dân... cũng được đẩy mạnh. Hàng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia sang học tại Việt Nam và Campuchia cũng giúp đào tạo sinh viên Việt Nam theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương Việt Nam với mong muốn “những chủ nhân tương lai của đất nước” này sẽ là những cây cầu kết nối tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Việt Nam và Campuchia thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân, nhất là ở các địa phương giáp biên giới. Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các đoàn bác sỹ tình nguyện sang khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam. Hệ thống mạng di động Viettel có thể kết nối với mạng Metfone tại Campuchia cũng hoạt động rất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước trong giao tiếp, trao đổi thông tin và sát lại gần nhau hơn. Có thể nói giao lưu nhân dân đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, hai nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với nhau tại một số cơ chế hợp tác khu vực như Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Mianma - Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyarwaddy- Chao Phraya - Mekong (ACMECS)...

Nhân dân Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường năm 2017 và đang tích cực chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử vào năm 2018. Là nước láng giềng, Việt Nam luôn mong muốn Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc Việt Nam, Campuchia trao đổi thư mừng kỷ niệm 50 năm ngoại giao

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương ...

quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc Chủ tịch Quốc hội Campuchia bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Việt Nam

Ngày 23/6, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia, do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin làm trưởng đoàn, bắt đầu ...

quan he viet nam campuchia se tiep tuc phat trien vi loi ich cua nhan dan hai nuoc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Sáng nay, 22/6, tại Trung tâm Hội nghị Bình Dương, tiếp theo các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng ...

B.C

Đọc thêm

Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Ukraine thừa nhận một sự thật cay đắng, nói thua Nga 10 lần về một thứ, tuyên bố 'hết tên lửa'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, không có sự hỗ trợ của Mỹ, Kiev sẽ không có cơ hội chiến thắng.
Sao Việt: Diễn viên Phương Anh Đào khoe dáng yêu kiều, Hoa hậu Mai Phương Thúy đẹp như nàng thơ

Sao Việt: Diễn viên Phương Anh Đào khoe dáng yêu kiều, Hoa hậu Mai Phương Thúy đẹp như nàng thơ

Phương Anh Đào - nữ chính phim 'Mai' khoe dáng yêu kiều với đầm đỏ quyến rũ, Mai Phương Thúy đăng ảnh đẹp như một nàng thơ.
Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Điểm tin thế giới sáng 17/4: Ukraine giảm độ tuổi động viên quốc phòng, Argentina mua 24 tiêm kích F-16, Senegal thu hơn 1 tấn cocaine

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/4.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 90.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh trong thời gian qua, chuẩn bị quá trình ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động