Quan hệ Việt Nam – Myanmar: Có sự tin cậy rất cao

Chuyến thăm làm việc tại Liên bang Myanmar và sau đó tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 2 -5/4/2010 đã thành công tốt đẹp. Chuyến thăm đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư và thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi giữa các doanh nghiệp hai nước. Tham gia tháp tùng Chuyến thăm của Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã có cuộc trao đổi với TG&VN về kết quả Chuyến thăm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đề nghị Thứ trưởng cho biết một số đánh giả về kết quả chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar.

Đây là một chuyến thăm rất thành công. Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, thực chất trong hợp tác hai nước. Hai bên đều khẳng định mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với sự tin cậy cao. Hai nước luôn ủng hộ nhau trong thời gian trước đây cũng như trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. Từ sự tin cậy cao, Thủ tướng ta đã bàn rất sâu rộng với các nhà lãnh đạo cao nhất của Myanmar về những định hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới, nhất là trên lĩnh vực thương mại-đầu tư. Đơn cử là hai Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung, đề cập đến 12 lĩnh vực hợp tác quan trọng trong giai đoạn mới, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hai nước đều thấy và cùng hiểu. Trong đó, hai bên khẳng định đã ký kết một loạt văn bản ghi nhớ hợp tác, cũng như các thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp. Hai bên tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp vì có nhiều tiềm năng không chỉ trong việc sản xuất trồng lúa gạo mà còn các cây công nghiệp khác. Bạn cũng đồng tình với ta về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, trước mắt là mở Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư phát triển của ta tại Myanmar, đồng thời sẽ xem xét đề nghị của chúng ta về việc liên doanh mở ngân hàng hoặc mở ngân hàng 100 % vốn Việt Nam. Hai bên đã thống nhất mở đường bay trực tiếp, giúp tăng nhanh trao đổi, đặc biệt là về thương mại và du lịch giữa hai bên. Hiện các chuyến bay của Hãng Hàng không VN đang ngày càng đông khách và khả năng sẽ tăng chuyến. Bạn cũng ghi nhận đề nghị lập liên doanh hàng không để khai thác đường bay quốc tế và nội địa Myanmar. Trên các lĩnh vực khác mà chúng ta quan tâm, bạn đồng ý cho một loạt doanh nghiệp ta hợp tác thăm dò khai thác dầu khí, khai thác, chế biến khoáng sản, nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sải v.v…như đã nêu trong Tuyên bố chung.

Ngoài thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo đã được ghi vào văn bản, Diễn đàn đầu tư cũng là một thành công. Lần đầu tiên Diễn đàn đầu tư được tổ chức ở một quy mô lớn như vậy, có sự tham dự của Thủ tướng, nhiều Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai bên, lên đến trên 500 người, trong đó phía bạn chiếm khoảng 400. Đây là sự kiện có ý nghĩa không chỉ về hình thức mà còn về nội dung, thể hiện bạn rất quan tâm làm ăn với ta.

Một sự kiện nữa là chỉ trong vòng 3 tuần chúng ta đã phối hợp với bạn tổ chức thành công Hội chợ hàng hóa Việt Nam tại Myanmar với sự tham gia của 75 doanh nghiệp Việt Nam và có trên 100 gian hàng của cả ta và bạn, thu hút khá đông khách. Người tiêu dùng Myanmar tỏ ra rất quan tâm, ưa chuộng hàng hóa của ta.

Tổng hợp lại, về kinh tế, chuyến thăm đã tạo ra bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại-đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn tới, đặc biệt là tạo điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp ta có chỗ đứng, vị trí tại Myanmar.

Ngoài ra, khi trao đổi về hợp tác khu vực, bạn nhất trí cao với đề cập của ta về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ khu vực nhất là trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mê Kông, gắn kết giữa hai nước trong tiểu vùng để hợp tác cùng phát triển trong thời gian tới.

Xin ông cho biết cảm nhận thực tiễn của ông về Myanmar và đánh giá về triển vọng hợp tác hai bên trong thời gian tới?

Tôi mới được giao nhiệm vụ cùng phối hợp với các Bộ ngành để xúc tiến hợp tác làm ăn với Myanmar. Tháng 1/2010, tôi được Thủ tướng Chính phủ giao dẫn đầu một đoàn thăm Myanmar. Cách đây hai tuần tôi trở lại chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng. Đây là lần thứ 3 tôi trở lại Myanmar.

Cảm nhận của tôi là phía Myanmar thực sự có quan tâm lớn với Việt Nam. Bạn rất tin cậy ta, đánh giá cao sự ủng hộ của ta và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai bên. Như Thủ tướng ta đã nói, đó là quan hệ truyền thống, đặc biệt tin cậy lẫn nhau. Việc đó cũng mở ra điều kiện hợp tác cho chúng ta trong giai đoạn tới. Các vị Lãnh đạo, các doanh nghiệp Myanmar đánh giá cao thành công trong sự nghiệp đổi mới của ta và tin tưởng ta là một đối tác tin cậy, có thể làm ăn với bạn.

Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn, tôi thấy Myanmar có tiềm năng rất to lớn. Đất nước này nếu có điều kiện sẽ phát triển nhanh chóng. Người Myanmar cần cù, ý chí rất cao, lòng tự tôn dân tộc lớn thể hiện trong quá trình bảo vệ độc lập chủ quyền, đã làm gì thì làm rất quyết liệt.

Với tiềm năng của cả hai bên, sự tin cậy cao, tình đoàn kêt hữu nghị và quyết tâm của hai bên, tôi tin chắc hai bên có các cơ hội hợp tác rất to lớn và sẽ làm được rất nhiều việc.

Tuy nhiên có thể nói, bạn cũng có những hạn chế, có nhiều khó khăn về điều kiện phát triển vì bị bao vây, cấm vận trong một thời gian dài. Những quy định của bạn, thói quen làm việc của bạn đòi hỏi chúng ta phải kiên trì. Hai bên phải cùng phối hợp tìm ra các giải pháp thúc đẩy mới có thể thành công đươc. Nếu chúng ta không tích cực, dù tiềm năng lớn đến đâu cũng khó có thể triển khai được.

Xin Thứ trưởng cho biết thêm về ý nghĩa chuyến thăm khi nó diễn ra vào dịp hai nước chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 35 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 tại Việt Nam.

Năm nay, hai bên kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đã có từ rất lâu. Trước khi ta giành độc lập và hai bên lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã có sự gắn bó khăng khít, ủng hộ mạnh mẽ đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhau và ngay trong suốt quá trình vừa qua, trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, hai nước luôn bày tỏ sự ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Chuyến thăm một lần nữa củng cố sự tin cậy cao giữa hai bên, đặc biệt tình cảm hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thủ tướng ta, trước hết, với tư cách là Thủ tướng Việt Nam, sau nữa trên cương vị Chủ tịch ASEAN, đặc biệt là trước thềm HNCC ASEAN 16, càng tăng thêm ý nghĩa vì nó không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước, mà còn tăng cường sự chia sẻ, thông cảm, ủng hộ nhau trong quá trình tham gia hợp tác khu vực mà đặc biệt là củng cố sự hợp tác trong ASEAN ngày càng mạnh mẽ thêm.

Xuân Thông thực hiện

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động