Quan hệ Việt-Pháp: Từ giá trị văn hóa đến 50 năm đồng hành vì sự tiến bộ

Phạm Thị Thu Hằng
Trưởng đại điện - Đại học Quản trị Paris tại Việt Nam
Văn hóa và giáo dục luôn là những điểm chạm tiêu biểu trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Nhân kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, 10 năm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp, hãy cùng điểm lại những dấu ấn tiêu biểu trong quan hệ song phương kéo dài nhiều thế kỷ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Văn hóa - Điểm tiếp xúc đầu tiên và xuyên suốt của mối quan hệ Pháp - Việt

Ngược dòng về thế kỷ thứ 16, có thể thấy văn hóa là điểm tiếp xúc đầu tiên và xuyên suốt của mối quan hệ Pháp - Việt. Alexandre de Rhodes (15/3/1593 – 5/11/1660), một nhà truyền giáo gốc Pháp đồng thời là một nhà ngôn ngữ học, đã từng sống ở Việt Nam trong một thời gian dài. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ Quốc ngữ Việt Nam thông qua hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh và có công biên soạn Từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latium). Ấn phẩm được xuất bản tại Roma năm 1651 và được coi như cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong mối liên hệ sâu sắc giữa hai nước.

Kiến trúc – Sự giao thoa của hai nền văn hóa với Phong cách Đông Dương trường tồn theo thời gian

Ngày 11/7/1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard đã ký một hợp đồng lao động với Toàn quyền Đông Dương để đến Hà Nội làm việc trong 6 tháng. Nhưng ông không ngờ chuyến đi đã kéo dài tới 10 năm. Đây cũng là 10 năm đỉnh cao trong sự nghiệp của vị kiến trúc sư người Pháp, khiến ông được nhắc tên cho đến tận ngày nay.

Ông là cha đẻ của Phong cách Đông Đương - sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống hoài cổ của Việt Nam và phong cách tân cổ điển của Pháp, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề dày lịch sử. Mỗi công trình mang phong cách này luôn đem đến sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt – Pháp.

Những tuyệt tác để đời của Ernest Hébrard là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội hay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam…

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 - một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3/9/1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 - một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa.

Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi làm nên vẻ đẹp vượt thời gian cùng sức sống trường tồn của các công trình phong cách Indochine là sự giao thoa giữa quy mô rộng lớn, bề thế, không gian sử dụng hiện đại theo chuẩn mực Pháp với nét tinh tế, đằm thắm và vẻ ngoài e ấp đậm chất Á Đông của Việt Nam.

Bản sắc Văn hóa Việt - Tình yêu trong trái tim Cựu tổng thống Pháp Jacque Chirac

Hình ảnh Cựu tổng thống Pháp Jacque Chirac được treo trang trọng tại Trường Kinh Doanh Paris (PSB) cho những đóng góp của Ông vì sự tiến bộ chung của Thế giới và Ông cũng được biết đến là “Một người Pháp yêu mến Việt Nam”
Hình ảnh Cựu tổng thống Pháp Jacque Chirac được treo trang trọng tại Trường Kinh Doanh Paris (PSB) cho những đóng góp của Ông vì sự tiến bộ chung của Thế giới và Ông cũng được biết đến là “Một người Pháp yêu mến Việt Nam”

Jacques Chirac sinh ngày 29/11/1932 tại Paris trong gia đình có bố là viên chức quản lý hành chính tại một công ty máy bay và mẹ là nội trợ. Ông chính là người đưa sự kiện Thượng đỉnh đầu tiên đến Việt Nam. Năm 1997, Thượng đỉnh Francophonie đã được tổ chức ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên ở châu Á.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 12-13/11/1997, trước phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Jacques Chirac khẳng định mong muốn phát triển “đối tác ưu tiên” giữa hai nước.

Nổi tiếng là người thân thiện, gần gũi, là vị Tổng thống được người dân Pháp yêu quý nhất, Jacques Chirac còn được biết là người đam mê những nền văn hóa nguyên thủy. Ông từng nói: "Văn hóa, cốt cách văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Một dân tộc có 54 dân tộc như đất nước Việt Nam mà có được một Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, ghi lại nền văn hóa của từng ấy dân tộc là một điểm sáng, một viên kim cương lưu giữ lại văn hóa dân tộc Việt Nam”.

Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng, cốt cách của mỗi dân tộc, ông Jacques Chirac khẳng định mỗi quốc gia phải nên giữ lại cốt cách đó.

Khi đặt chân đến Việt Nam, ông rất ấn tượng với câu hát: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Lời ca khiến ông suy nghĩ rằng mỗi người chúng ta đều đại diện cho một lịch sử, một nền văn hóa. Sự tôn trọng và hiểu biết văn hóa của mình là yếu tố căn bản bảo đảm sự cân bằng trong tính cách của mỗi cá nhân và trong sự phát triển của cả đất nước.

Hợp tác giáo dục Việt Pháp: 50 năm đồng hành vì sự tiến bộ

Nếu như văn hóa đưa người Pháp đến gần hơn với Việt Nam, hợp tác giáo dục là nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ và phát triển bền vững.

Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai nước đã hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục - đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong các lĩnh vực như quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới... Hai bên đã ký kết và hợp tác triển khai nhiều dự án trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo.

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher từng cho biết: “Quan hệ Pháp-Việt thời gian qua là 50 năm chia sẻ và tin cậy, trong sự tôn trọng chủ quyền và tôn trọng sự khác biệt. Pháp tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam 50 năm trên con đường vì sự tiến bộ trong đó hợp tác giáo dục là một ví dụ thành công”.

Với chiều dài 50 năm hình thành và phát triển tại Pháp, 15 năm đồng hành trong liên kết đào tạo cùng các Đại học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quản trị Paris đã, đang và sẽ đóng góp một vai trò tích cực trong việc nâng cao kinh nghiệm quản lý của các nhà quản trị trong nước, khẳng định được năng lực, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế đồng thời luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tham gia các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Pháp ngữ

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tham gia các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Pháp ngữ

Hoạt động kỷ niệm ngày quốc tế Pháp ngữ được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời giới thiệu về ...

Việt Nam-Hàn Quốc 'bắt tay' dàn dựng nhạc kịch thiếu nhi 'Đứa con của yêu tinh'

Việt Nam-Hàn Quốc 'bắt tay' dàn dựng nhạc kịch thiếu nhi 'Đứa con của yêu tinh'

Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru (Hàn Quốc) hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi “Đứa con của yêu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang tham gia.
Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024: Đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024: Đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu

Tối 1/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024 tại sân vận động huyện Lạc Sơn.
Du lịch Iceland: Trầm trồ trước khung cảnh siêu thực như hành tinh lạ ở vùng đất lửa và băng

Du lịch Iceland: Trầm trồ trước khung cảnh siêu thực như hành tinh lạ ở vùng đất lửa và băng

Iceland - xứ đảo lạnh giá của Bắc Âu, không chỉ là một điểm đến du lịch thông thường mà nơi đây còn là một thế giới đầy bí ẩn và độc đáo.
Người Ấn Độ tưng bừng đón lễ hội Diwali

Người Ấn Độ tưng bừng đón lễ hội Diwali

Nổi tiếng là lễ hội Ánh sáng ở Ấn Độ, Diwali vượt ra khỏi ranh giới tôn giáo khi thu hút đông đảo mọi người thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau tham gia.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau

Viện Goethe Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh giới thiệu Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững.
Đêm hòa nhạc thắp sáng tình hữu nghị Việt Nam-Peru

Đêm hòa nhạc thắp sáng tình hữu nghị Việt Nam-Peru

Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức thành công đêm nhạc 'Q' pop & Quechua Concert' nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Peru.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động