Nhỏ Bình thường Lớn

Quảng bá các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của Hà Nội với thế giới

Baoquocte.vn. Loạt chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thời gian qua đang góp phần giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thế giới.
Quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội với thế giới
Không gian triển lãm sản phẩm hàng hóa tiêu biểu giữa Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc diễn ra cuối năm 2023. (Nguồn: VGP)

Những tháng đầu năm 2024, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, tính chung 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 10,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 23,1 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả trên có được nhờ đẩy mạnh khai thác hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời, linh hoạt đổi mới, đa dạng hóa các phương thức qua chuyển đổi số.

Xúc tiến thương mại tạo thương hiệu

Tin liên quan
Để sản phẩm OCOP trở thành Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Sở Công Thương Hà Nội cho hay, thông qua việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng bá được sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài.

Tính đến nay (tháng 8/2024), Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); trong đó, có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao. Đây được đánh giá là điểm sáng của thành phố Hà Nội, đi đầu của cả nước trong phát triển OCOP.

Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho biết, công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND Thành phố giao Trung tâm.

Theo đó, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước. "Hội chợ, triển lãm là cơ hội để sản phẩm của các doanh nghiệp Hà Nội vươn xa và đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước", ông Nguyễn Ánh Dương nói.

Thậm chí, một số chương trình xúc tiến thương mại của Hà Nội đã tạo được thương hiệu, có sự lan tỏa, kết nối các địa phương, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong cả nước quảng bá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Điển hình như: Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam thường niên với sự tham dự của gần 60 tỉnh, thành phố; Chương trình OCOP của Hà Nội làm rất tốt, giúp cho phát triển kinh tế nông thôn, các sản phẩm OCOP dần có chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu; các chương trình tiếp cận hệ thống phân phối lớn tại nước ngoài AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Big C, Go (Central Group)...

Bên cạnh đó, việc mở rộng, phát triển thị trường còn được thành phố Hà Nội triển khai thông qua nền tảng trực tuyến và các nền tảng số, trong đó thương mại điện tử được đẩy mạnh xuyên suốt.

Trong đó, đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại qua chuyển đổi số là một trong những nội dung trong Chương trình số 03/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội năm 2024 của UBND thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô.

Cụ thể, chương trình góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8,0%/năm trong giai đoạn 2021-2025 đã được Thành phố đề ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác xúc tiến theo hướng tập trung một đầu mối đã được UBND Thành phố xác định và triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2015-2020.

Quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội với thế giới
Năm nay, Hà Nội sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài. (Nguồn: TTXVN)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Nhằm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động thương mại, ông Nguyễn Ánh Dương cho hay, năm nay, Hà Nội sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài; khai thác hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời, đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động này.

Dự kiến, Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, đầu tư như tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với chủ đề Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Đông Nam Bộ - Kết nối cùng phát triển - "Link to Grow"; tổ chức Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch về các làng nghề Hà Nội kết hợp không gian trình diễn nghề cho các làng nghề truyền thống Hà Nội.

Không chỉ khai thác hiệu quả phương thức xúc tiến thương mại truyền thống mà Hà Nội còn đổi mới, đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động này, nhất là khi các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ... ngày càng đặt ra nhiều khắt khe về tiêu chuẩn, môi trường, chuyển đổi xanh đối với các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong cơ chế trao đổi thông tin, thực hiện nghiệp vụ xúc tiến thương mại trong mạng lưới cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại và cộng đồng doanh nghiệp; quảng bá sản phẩm nông nghiệp của thành phố Hà Nội...

Ngoài ra, thành phố cũng chú trọng khai thác, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, hỗ trợ rút ngắn thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực của Hà Nội và những "trái ngọt" đã gặt hái được nhờ xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định: "Hà Nội đã góp phần kiến tạo nên vai trò kết nối xúc tiến thương mại của Thủ đô đối với khu vực và cả nước. Đồng thời, là đầu mối triển khai công tác xúc tiến của thành phố trong cả 3 lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch".

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Mỗi sản phẩm OCOP đều là "sứ giả văn hóa", "sứ giả du lịch" của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong ...

Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo xung lực mới, không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện

Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo xung lực mới, không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua đã thể chế hóa đầy đủ cơ chế mang tính đặc thù để ...

Hà Nội đứng thứ hai cả nước về phát triển thương mại điện tử

Hà Nội đứng thứ hai cả nước về phát triển thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa công bố Báo cáo chỉ số Chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2024, theo ...

Hà Nội đón nhóm khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

Hà Nội đón nhóm khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

Đoàn khách du lịch Ấn Độ đã đến tham quan di tích nổi tiếng ở Hà Nội như Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử ...

Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ

Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ

Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 ngày 28/6/2024 xác định ngành công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư ...