Quảng Nam: Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao

Thu Uyên
Một cảm xúc đặc biệt xâm lấn đoàn phóng viên đi thực tế về hai huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam đó là Nam Trà My và Tây Giang do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Những căn nhà xinh xắn trên núi cao của người Cờ tu.

Những ngôi làng yên bình với những căn nhà xinh xắn lấp ló dưới màu xanh ngút ngàn của đại ngàn hùng vĩ hiện lên đẹp như trong truyện cổ tích. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả đó chính là ý thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc nơi đây - họ thực sự đã chuyển mình.

Mầm sống mới đang nhen lên sau thảm họa

Vượt qua những cung đường núi quanh co với nhiều cua tay áo, điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, vùng đất cách đây 3 năm từng được nhắc đến với những mất mát chưa từng có trong trận sạt lở nghiêm trọng năm 2020, xoá sổ toàn bộ nhà cửa của 39 hộ dân, cướp đi sinh mạng của 24 người ở hai làng Bố Đề và Tắk Pat của người Bh'noong.

Cổng chào Khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng hiện lên vững chãi giữa khu đất bằng phẳng được ấp ôm bởi những đồi quế xanh mát của người Bh'noong. Theo tiếng người Bh'noong thì Bằng La có nghĩa là vùng đất bằng phẳng có nhiều cây tre mọc. Nơi mà UBND huyện Nam Trà My và UBND xã Trà Leng đã dồn lực khảo sát, lựa chọn và lấy ý kiến của đồng bào hai làng chỉ sau ít ngày khi trận lũ và sạt lở lịch sử năm 2020 đã cuốn phăng và nhấn chìm toàn bộ nhà cửa của 39 hộ dân cả hai làng.

Chỉ cách làng cũ chừng 7 km, nhưng địa thế an toàn hơn, được chính quyền địa phương và các mạnh thường quân, nhà hảo tâm góp sức đầu tư hạ tầng và dựng nhà, nên người dân ở hai làng đã nhanh chóng đồng thuận, dời bỏ ngôi làng mà họ đã gắn bó nhiều năm để về nơi ở mới. Thôn Bằng La hiện có 39 hộ dân đến từ các làng Tắk Pát và Bố Đề.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Những ngôi nhà mới ở Khu dân cư Bằng La.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới rộng 200 m2 khang trang, được xây dựng theo mô hình nhà sàn dựa theo tập quán sinh hoạt của người Bh'noong, ông Hồ Văn Đề (người có công dựng làng Bố Đề bên dòng sông Leng 22 năm về trước và tên ông được chọn để đặt tên cho làng), đã khép lại nỗi đau mất con trai, con dâu, cháu nội cùng 5 người thân khác trong dòng họ. Ông là một trong những hộ được cấp nhà sớm nhất, tháng 2/2021, chỉ gần 1 năm sau thảm hoạ ở Trà Leng. Ông bà nhận bàn giao căn nhà trị giá 180 triệu đồng, trước Tết để sớm ổn định cuộc sống cũng như thờ cúng những người thân đã mất. Cuộc sống của hai vợ chồng già làng đã không còn cảm giác neo đơn khi căn nhà được nhận ở sát tuyến đường vào làng mới, vị trí trung tâm nên ông bà còn cho một y sĩ ở xã đặt tủ thuốc để thuận tiện bán các loại thuốc chữa bệnh thông thường cho dân làng.

Ánh mắt già Hồ Văn Đề tỏ rõ niềm vui khi mỗi ngày được các đồng chí Công an xã đến thăm hỏi như con trong nhà. Họ vẫn thân thương gọi ông là “bố Đề”. “Bố Đề” chia sẻ không bao giờ quên ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền huyện Nam Trà My và xã Trà Leng để họ có được cuộc sống yên ấm, an toàn như hiện tại: “Giờ thì không lo đói, không lo chết nữa”.

Ông Đề vẫn thường khuyên dân làng mới Bằng La: Có nhà mới, lại được hỗ trợ vốn và giống cây trồng (cây quế Trà My và cây cau), thì phải siêng năng làm ăn, để thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn trước. Hai vợ chồng ông giờ túc tắc làm cũng có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm.

Có những hộ đồng bào Bh’noong từng mất đi cả ngôi nhà sàn bằng gỗ, giá trị 300 triệu đồng vừa mới dựng ở làng Bố Đề trước đây như chị Trần Thị Liễu (sinh năm 1983), chồng bị cuốn đi theo dòng nước xoáy, không tìm thấy xác, thì nay cũng đã ổn định cuộc sống. Trong căn nhà của chị có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt, ti vi, tủ lạnh và cả một chiếc loa để hát giải trí. Căn nhà vui hơn vì có tiếng bi bô của trẻ con, cháu bé mới 1 tuổi, là con của con gái chị, đang chập chững những bước đi đầu tiên. Và ở ngôi làng mới Bằng La, trong những căn nhà sàn xinh xắn, khang trang được quy hoạch ngăn nắp, với hàng cờ Tổ quốc trước nhà đều thấp thoáng bóng dáng của những đứa trẻ, thế hệ tiếp nối ríu rít chơi đùa.

“Giờ mưa bão không còn sợ nữa. Ngay trước nhà là trường mầm non rộng đẹp. Nhà cũng có rẫy trồng hơn 5.000 cây quế chừng 20 năm tuổi; 2 vườn keo sắp đến ngày thu hoạch. Cuộc sống tạm ổn định như vậy là quá tốt rồi”, chị Liễu cười hạnh phúc.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Thế hệ mới đang lớn lên tại Khu dân cư Bằng La.

Những cửa hàng tạp hoá nhỏ của các hộ dân cũng mọc lên làm cho khu dân cư Bằng La nhộn nhịp hơn hẳn. Cửa hàng của chị Hồ Thị Nan (1991) và anh Nguyễn Minh Đức (1991) mở từ 8h sáng bán bánh kẹo, bim bim, nước giải khát để thêm thu nhập. Anh Đức chia sẻ, mới đây, anh chị vừa được vay vốn 50 triệu từ ngân hàng chính sách huyện để nuôi dê, trồng rẫy và kinh doanh. Anh mong thời tiết thuận lợi, giao thương hanh thông để có thể phát triển kinh tế gia đình.

Khi nhắc lại vụ sạt lở cuốn trôi 30 hộ dân của 2 làng Bố Đề và Tắk Pát ở xã Trà Leng 3 năm trước, Thượng tá Mai Xuân Sang, Trưởng Công an huyện Nam Trà My mắt vẫn đỏ hoe. Bởi đó là thời điểm vô cùng khó khăn và căng thẳng đối với các lực lượng tham gia cứu hộ, hỗ trợ người dân. Nước lũ không ngừng tràn về khiến cả huyện miền núi Nam Trà My bị cắt điện, tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông. Để vào được Trà Leng, cán bộ chiến sĩ Công an huyện phải lội bộ đường rừng mất gần 1 ngày. Là lực lượng có mặt sớm nhất ở Trà Leng, chứng kiến sự tang thương tột cùng, các anh đã cầm cự cả tuần chỉ ăn cơm với chút cá khô, để lấy sức đào bới tìm kiếm và di chuyển người dân về nơi an toàn. Sự thay da đổi thịt ở của đồng bào dân tộc ở khu dân cư Bằng La hiện nay theo Thượng tá Mai Xuân Sang quả thực là kỳ tích. Ở đó là sự quyết tâm, là sự quyết đoán và sự đồng thuận từ chính quyền địa phương, người dân và những doanh nghiệp, cùng chung tay tái thiết, hồi sinh cuộc sống mới, bù đắp những mất mát, đau thương do thiên tai.

Ông Phan Quốc Cường - Chủ tịch UBND xã Trà Leng chia sẻ: Người dân bị ảnh hưởng của vụ sạt lở được hỗ trợ nhà, hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm y tế… Bên cạnh đó, địa phương cũng vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm cho bà con chi phí sinh hoạt ban đầu. Về sinh kế, sau khi tái định cư, bà con tiếp tục canh tác tại vùng đất trước đây bằng việc trồng quế, trồng cau ăn trái, cây ăn quả... Hiện, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 2 lao động, thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm. Bà con cơ bản đã ổn định cuộc sống nhưng tỉnh, huyện vẫn tiếp tục hỗ trợ về đào tạo nghề, điều kiện sản xuất, giải quyết việc làm, bố trí đưa con em đi học... “Hiện tại, có 1 em con đồng bào vừa tốt nghiệp đại học đã được nhận về xã làm việc và 5 em đang đi học”, ông Cường cho biết thêm.

Khu dân cư Bằng La hiện có 624 hộ dân với 2.890 nhân khẩu. Cơ sở vật chất đã bảo đảm cho đời sống hàng ngày. Những vết thương cũ đã lành. Những đứa trẻ - mầm sống mới đã rộ nở trên mảnh đất vừa xây. Những cánh rừng quế, keo, mít… đã đến mùa thu hoạch. Người dân nơi đây muốn quên đi câu chuyện cũ, muốn được hỗ trợ thêm sinh kế là những con giống, cây giống và đầu ra cho sản phẩm. Mong rằng, sớm có những chuyến xe đón hàng từ Khu dân cư Bằng La…

Đồng bào Cơ tu học trồng cây dược liệu thoát nghèo

Về thôn A rớh, xã Lăng thuộc huyện Tây Giang, một huyện miền núi cao còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam, chúng tôi bắt gặp nếp sinh hoạt ngăn nắp, nền nếp của đồng bào dân tộc Cơ tu. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, lực lượng Công an huyện, Công an xã thì người Cơ tu nơi đây có tổ chức rất chặt chẽ và kỷ luật; không trộm cắp và không có các hoạt động tệ nạn xã hội. Điều duy nhất phải làm cho đồng bào ở đây là làm sao phát triển kinh tế gia đình, phải coi “đói nghèo là giặc, là khổ, là nhục” là câu chuyện của già làng, nghệ nhân ưu tú Bhriu Pố (sinh năm 1949) - người truyền cảm hứng cho người dân xã Lăng biết quý trọng thời gian, học kỹ thuật trồng cây dược liệu, đặc biệt là cây Ba kích, đào ao nuôi cá để vươn lên thoát nghèo.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Già làng, nghệ nhân Bh'riu Pố thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an cơ sở truyền cảm hứng để đồng bào xã Lăng vươn lên thoát nghèo.

Là người con của đồng bào Cơ tu được học hành đầy đủ, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên trở về quê hương công tác tại phòng Giáo dục huyện và sau này ông đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã Lăng từ năm 1989 đến năm 2005. Suốt 16 năm công tác tại xã, ông nắm và hiểu rõ từng hộ, từng người trong xã. Trăn trở nhất của ông là phải tìm được một mô hình kinh tế thực sự đúng đắn để làm mẫu cho bà con học theo, noi theo. Vì chỉ khi nhìn thấy thực tế thì họ mới tin, nói họ mới nghe mà làm theo. Hiện thực hoá mong muốn đó, ông đã xin nghỉ hưu sớm, không hưởng lương trong 2 năm để mày mò vào rừng tìm cây dược liệu. Với kiến thức được học và qua thực tế, ông biết được trên chính quê hương của mình có nhiều cây dược liệu quý, trong đó có cây Ba kích bản địa, mọc trong rừng sâu. Ông đã mày mò thử nghiệm để tìm cách trồng cây Ba kích theo phương pháp trồng tự nhiên, không dùng phân bón, giữ nguyên giá trị như Ba kích rừng.

Thời điểm năm 2017, 100 cây Ba kích đầu tiên được ông thử nghiệm trồng. Nhiều đồng bào trong thôn, trong xã nói ông bị điên, “cây của Trời, của Đất làm sao trồng được”. Nhưng chỉ 3 tháng sau, cây Ba kích trong rẫy ông Bh’riu Pố đã xanh tốt, ra củ, ra quả. Cứ như thế, hai vợ chồng ông lại hì hụi vào rừng đào Ba kích về nhân giống trồng. Hiện ông đã có 1,3 ha trồng cây Ba kích. Mỗi năm ông đào 1.000 cây lấy củ bán, thu nhập 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông đào ao thả cá chép và cá trắm cỏ, thu nhập 210 triệu đồng/năm.

Nhìn thấy hiệu quả từ mô hình kinh tế gia đình của nghệ nhân Bh’riu Pố mà đồng bào Cơ tu ở thôn A rớt và 4 thôn khác ở xã Lăng đã đến thăm rẫy trồng Ba kích của ông để học hỏi. Ông Bh’riu Pố cũng nhiệt tình hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc để có thêm thu nhập thoát nghèo. Huyện Tây Giang cũng hỗ trợ bà con ở xã Lăng cây giống và cho thêm tiền hỗ trợ để chăm sóc cây. Từ ngày chăm chỉ trồng cây Ba kích và các cây dược liệu khác, 65-70% hộ dân ở xã Lăng đã dần xoá nghèo.

Anh Bhriu Tích thôn A rớt cũng học tập ông Bh’riu Pố trồng 2.500 cây Ba kích, ngoài ra còn trồng thêm cây cao su, cây keo... Anh cho biết, trồng cây Ba kích không mất phân bón, chỉ làm cỏ và thi thoảng xới đất, nên không tốn chi phí. Từ ngày trồng thêm cây này anh đã cải thiện thu nhập, từ hộ nghèo trở thành hộ cận nghèo.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Người Cơ tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam có ý thức gắn kết cộng đồng, hạnh phúc trong ngôi làng đẹp như tranh trên vùng núi cao.

Ông Bhling Mia, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tây Giang cho biết, Tây Giang là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số là người Cơ tu chiếm 98%. Đồng bào có nếp sinh hoạt lành mạnh, không có trộm cắp, không có buôn người, không có ma tuý, không có tệ nạn xã hội, 100% đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Với lợi thế đó cùng với tiềm năng về rừng, tiềm năng dược liệu, tiềm năng văn hoá, đảng bộ, chính quyền huyện định hướng tập trung phát triển một cách hài hoà giữa bảo tồn gắn với khai thác, giữa du lịch với bảo vệ và phát triển rừng để khai thác tối đa tiềm năng của một số cánh rừng đã được công nhận là khu vực quần thể di sản như rừng Pơ mu cổ, rừng lim…, với các địa danh, thắng cảnh cách mạng, lịch sử để phát triển du lịch cộng đồng gắn với tiềm năng văn hoá vật thể và phi vật thể.

Đồng chí Bí thư huyện uỷ Tây Giang cho rằng: “Quan trọng nhất là thay đổi được cách nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc, tạo việc làm thay đổi cuộc sống cho họ để giảm nghèo một cách bền vững”. Mục tiêu ấy rất cần những nỗ lực để một huyện miền núi cao nhất và thưa vắng dân cư nhất của tỉnh Quảng Nam thực sự chuyển mình như khẩu hiệu đầy quyết tâm mà chúng tôi bắt gặp từ cổng chào vào huyện “Tây Giang quyết tâm xây dựng nông thôn mới”.

Ngày 5/8, huyện Tây Giang tưng bừng các hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập huyện (2003-2023). Từ một huyện 5 không: không đường, không điện thắp sáng, không trụ sở làm việc, không trường học, không trạm y tế, giờ đây toàn bộ đã hiện hữu khá đầy đủ, đồng bộ góp phần phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc và giữ vững quốc phòng-an ninh.
Quảng Nam quan tâm, đảm bảo cuộc sống và quyền con người của nhân dân

Quảng Nam quan tâm, đảm bảo cuộc sống và quyền con người của nhân dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, tỉnh triển khai hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - ...

Công tác nhân quyền địa phương: Những bước đi khởi sắc

Công tác nhân quyền địa phương: Những bước đi khởi sắc

Năm 2022 đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong công tác nhân quyền địa phương.

Du lịch Tuyên Quang: Sức sống mới từ Thủ đô kháng chiến

Du lịch Tuyên Quang: Sức sống mới từ Thủ đô kháng chiến

Tận dụng lợi thế về tiềm năng du lịch, Tuyên Quang tạo ra nhiều điểm nhấn “đắt”, đưa thị trường du lịch sôi động trở ...

An Giang: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIII

An Giang: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIII

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIII năm 2023 được tổ chức ...

Sóc Trăng thực hiện tốt công tác ở vùng đồng bào Khmer

Sóc Trăng thực hiện tốt công tác ở vùng đồng bào Khmer

Chiều 19/7, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh làm trưởng đoàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động