Tọa đàm là cơ hội để Quảng Ngãi giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh tới đối tác trong và ngoài nước, đồng thời tiếp thị các sản phẩm địa phương tới thị trường quốc tế. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Chiều 25/10, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Cơ hội hợp tác và đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi”, trong khuôn khổ Hội nghị Giới thiệu Quảng Ngãi.
Tham dự Tọa đàm có ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; ông Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi; ông Tan Yit Liang, Tổng giám đốc Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi; cùng đại diện doanh nghiệp trong nước, đối tác quốc tế.
Tin liên quan |
Để Quảng Ngãi trở thành lựa chọn ưu tiên của các đối tác quốc tế |
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Võ Phiên khẳng định, Quảng Ngãi có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung và cả nước. Năm 2022, với quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 121,34 nghìn tỷ đồng, Quảng Ngãi đứng thứ 2/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, đứng thứ 18/63 tỉnh thành.
Tỉnh có hệ thống giao thông đồng bộ, thuận lợi cho phát triển đầu tư, như đường cao tốc nối Đà Nẵng-Quảng Ngãi, quốc lộ 24 nối liền các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, sân bay Chu Lai, cảng biển nước sâu Dung Quất... Tất cả góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành cửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.
Quảng Ngãi là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế lớn dẫn đầu cả nước. Trong đó, Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch với diện tích hơn 45.000 ha, là 1 trong 5 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và có chính sách ưu đãi cao nhất cả nước hiện nay.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên, Quảng Ngãi có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung và cả nước. |
Thông tin về tình hình các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Hà Hoàng Việt Phương cho biết, Khu kinh tế Dung Quất đang có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá là trung tâm sản xuất công nghiệp và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Trong thời gian tới, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất tập trung thu hút các lĩnh vực có lợi thế như: công nghiệp lọc - hóa dầu, năng lượng (điện khí, tái tạo), sản xuất phụ tùng ô tô, công nghiệp công nghệ cao; khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên sâu, khu công nghiệp sinh thái; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển, đảo mang tầm quốc tế.
Về vấn đề kết nối thị trường và xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp địa phương, đặc biệt là mặt hàng cau sấy khô, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài, nếu có điều kiện phù hợp, mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm này để nâng cao giá trị đầu tư.
Ngoài ra, các mặt hàng phải có mã số vùng trồng trước khi được xuất khẩu chính ngạch. Để tạo điều kiện, thơì gian tới, Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi sẽ làm việc với các hợp tác xã để xúc tiến vấn đề mã số vùng trồng.
Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi Hà Hoàng Việt Phương thông tin về tình hình các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Tổng giám đốc Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi Tan Yit Liang chia sẻ, Tập đoàn VSIP đã có 27 năm hoạt động tại Việt Nam. Khởi công từ năm 2013, Khu đô thị và công nghiệp tổng hợp VSIP Quảng Ngãi là dự án thứ năm của Tập đoàn VSIP tại Việt Nam.
Sau 10 năm phát triển, VSIP Quảng Ngãi đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho 34 khách hàng từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ (Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines...), tổng giá trị hơn 1 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 28.000 lao động.
Được sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền và nhân dân, dự án VSIP II Quảng Ngãi đang được quy hoạch với tổng diện tích 497 ha với định hướng là khu công nghiệp xanh, thông minh và bền vững.
Trong tương lai, VSIP Quảng Ngãi cam kết phát triển bền vững để khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc thu hút và phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư tại miền Trung, tạo cơ hội việc làm, giáo dục và sinh hoạt cho người dân Việt Nam.
Tại Hội nghị, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các sở, ngành và các hiệp hội, các hội doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp hiệu quả, thiết thực để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ổn định, tìm kiếm thị trường, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh, kêu gọi đầu tư...trong thời gian tới.
Hội nghị Giới thiệu Quảng Ngãi ngày 25/10 do Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ hội để Quảng Ngãi đề xuất kêu gọi viện trợ đến với các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. |
| BRF: Việt Nam tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn ... |
| Việt Nam và Campuchia còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác kinh tế, kết nối cơ sở hạ tầng Sáng 18/10, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và con đường (BRF) lần thứ ba, Chủ tịch ... |
| Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển Ngày 24/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng ... |
| 'Đánh thức' tiềm năng đầu tư của Quảng Ngãi Với mục tiêu trở thành hạt nhân tăng trưởng và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng ... |
| Ấn tượng Không gian Quảng Ngãi tại Hà Nội Không gian Quảng Ngãi trưng bày và giới thiệu những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được ... |