Quảng Ninh gặt hái thành quả ấn tượng về chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Gia Thành
Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đột phá cùng sự đồng hành hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận tham gia tích cực của nhân dân, sau 12 năm, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu ấn tượng về chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quảng Ninh gặt hái thành quả ấn tượng về chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. (Nguồn: BQN)

Những thành tựu ấn tượng

Tại hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến năm 2022 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2023-2025, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho hay, tỉnh bắt tay vào thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015.

Thời điểm đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU. Đây là nghị quyết đầu tiên và chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thành lập ban chỉ đạo, cơ quan giúp việc các cấp. Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch và nhiều văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện 2 chương trình, cùng với chương trình phát triển nhanh bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và chương trình giảm nghèo.

Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách huy động phù hợp thực tiễn tại địa phương, đa dạng hóa hình thức huy động, để thu hút nguồn lực đầu tư...

Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đột phá cùng sự đồng hành hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận tham gia tích cực của nhân dân, sau 12 năm thực hiện 2 chương trình, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu ấn tượng.

Đối với chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% (cả nước đạt 73,06%); có 56/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 57,1% (cả nước có 937 xã, đạt 11,4%); có 26/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 26,5% (cả nước có 110 xã, đạt 1,34%); 13/13 đơn vị huyện đạt chuẩn NTM, đạt 100% (cả nước có 255 huyện, đạt 39,6%).

Hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản đạt các nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Đối với chương trình giảm nghèo, tính đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành trước 3 năm Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và đã chuyển sang thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của Tỉnh cao hơn mức chuẩn nghèo chung của cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của Tỉnh đến hết năm 2021 đạt 52,5 triệu đồng, tăng 13,88% so với năm 2020.

Ghi nhận, đánh giá cao kết quả ấn tượng của Tỉnh trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG Trung ương Hầu A Lềnh nhấn mạnh, các chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo được không khí xây dựng NTM và giảm nghèo trên khắp vùng nông thôn Quảng Ninh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Những kết quả đáng tự hào của Tỉnh đã được Trung ương, các tỉnh khác ghi nhận và lựa chọn mô hình để nhân rộng khi là tỉnh đầu tiên của miền Bắc có huyện đạt chuẩn NTM; huyện đảo đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM; xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên cả nước.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh khẳng định: "Kết quả ấn tượng của Quảng Ninh cho thấy những cách làm sáng tạo, đột phá, quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như thực hiện của tỉnh; điều đó không phải địa phương nào cũng thực hiện được. Tỉnh đã ban hành được hệ thống cơ chế chính sách hết sức phong phú, đa dạng; thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn lực.

Ngoài nguồn lực từ ngân sách, Quảng Ninh đã huy động rất hiệu quả nguồn lực xã hội từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các nguồn lực khác.

Quảng Ninh cũng là địa phương đã kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ năng lực quản lý, vận hành, tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra giám sát để phát hiện tồn tại, hạn chế, khó khăn để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ với những giải pháp hết sức căn cơ; phát huy vai trò của người dân tự vươn lên thoát nghèo, tự vượt qua chính mình bằng những mô hình đã được thực tế chứng minh".

Quảng Ninh gặt hái thành quả ấn tượng về chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Các đại biểu Trung ương, Tỉnh tham quan gian trưng bày sản phẩm trà hoa vàng Ba Chẽ. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Tập trung 3 đột phá

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cho hay, nhìn lại chặng đường vừa qua, dù rất tự hào nhưng trước yêu cầu mới, cùng sự kỳ vọng của người dân, tuyệt đối không thỏa mãn, không chủ quan, duy ý chí.

Bước sang giai đoạn mới của chương trình NTM và giảm nghèo với các yêu cầu cao hơn, ông Nguyễn Xuân Ký cho rằng, cần có trách nhiệm mới, quyết tâm mới của mỗi địa phương, mỗi đơn vị không chỉ trong giai đoạn 2023-2025 mà phải tầm nhìn xa hơn.

Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: "Mục tiêu quan trọng nhất là thu nhập, đời sống người dân phải thực sự được nâng cao. Đến năm 2025, thu nhập bình quân năm của người dân khu vực nông thôn đạt trên 5.000 USD và tới năm 2030 là đạt khoảng 8.000-10.000 USD; tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo đúng quy chuẩn. Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM thông minh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; người nông dân và cư dân nông thôn có thu nhập cao, đời sống hạnh phúc và thịnh vượng".

Để thực hiện các mục tiêu trên, ông Nguyễn Xuân Ký cho rằng, Quảng Ninh cần tập trung vào 3 đột phá.

Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, bảo đảm đồng bộ liên thông tổng thể, kết nối chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn, giữa phát triển công nghiệp - dịch vụ với nông nghiệp; tận dụng tối đa lợi thế từ kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đã hoàn thiện để tổ chức lại không gian và nguồn lực, quản lý sử dụng bền vững, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng lợi thế khác biệt, nhất là giá trị tài nguyên thiên nhiên, con người văn hóa của các tiểu vùng, của từng địa phương trên tinh thần tiếp tục lấy thành thị dẫn dắt nông thôn, công nghiệp-dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Thứ ba, tập trung cho phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, con người, đào tạo nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm tăng thu nhập trên cơ sở tận dụng tối đa cơ hội việc làm ngay từ địa phương trong Tỉnh. Tăng cường phân cấp, nâng cao hiệu quả, chất lượng khâu tổ chức thực hiện gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.

Huy động mọi nguồn lực và sức mạnh tổng hợp triển khai thực hiện chương trình; trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách xây dựng NTM.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh cũng cho rằng, các chương trình MTQG cuối cùng là hướng tới hạnh phúc của người dân ở tất cả các địa bàn và các đối tượng, không để ai bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần lồng ghép các chương trình về nội dung, địa bàn, đối tượng, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện.

Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc mong muốn, thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục làm tốt hơn để khi thực hiện các chương trình đảm bảo đồng bộ, mang lại hiệu quả tốt hơn cho người dân, vừa đạt hiệu quả NTM, vừa nâng cao cuộc sống của người dân, giải quyết vấn đề bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Cùng với đó, cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để có hệ thống chính sách phù hợp với quy định của pháp luật, thông suốt các quy định từ Trung ương đến địa phương.

Kinh tế Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao, lập kỳ tích trong giai đoạn mới

Kinh tế Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao, lập kỳ tích trong giai đoạn mới

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhận định như vậy, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp ...

Du lịch vào mùa thấp điểm, Quảng Ninh tung vô vàn ưu đãi, kỳ vọng thị trường khách quốc tế sẽ 'ấm lên'

Du lịch vào mùa thấp điểm, Quảng Ninh tung vô vàn ưu đãi, kỳ vọng thị trường khách quốc tế sẽ 'ấm lên'

Bước sang quý IV/2022 - mùa du lịch thấp điểm ở Quảng Ninh, doanh nghiệp trên địa bàn đã tung ra nhiều sản phẩm mới ...

Quảng Ninh và chiến lược thu hút FDI 'không chạy theo số lượng'

Quảng Ninh và chiến lược thu hút FDI 'không chạy theo số lượng'

Quảng Ninh coi trọng nguồn lực FDI và sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển ...

Quảng Ninh: Du lịch tâm linh hút khách, thị trường 'nóng' ngay từ đầu năm

Quảng Ninh: Du lịch tâm linh hút khách, thị trường 'nóng' ngay từ đầu năm

Ngành du lịch Quảng Ninh đã đón những tín hiệu vui, khởi sắc ngay từ những ngày đầu Xuân năm 2023.

Quảng Ninh quán triệt công tác tổ chức xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quảng Ninh quán triệt công tác tổ chức xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhận định, Quảng Ninh đã nghiêm ...

Bài viết cùng chủ đề

Quảng Ninh 2023

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động