Nhỏ Bình thường Lớn

Quảng Ninh 'mở cửa' đón sóng FDI (kỳ I): Thành tựu đến từ nỗ lực nâng 'chất'

Trong 7 tháng năm 2024, Quảng Ninh "rinh" về 1,56 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 toàn quốc chỉ sau tỉnh Bắc Ninh.
Dây chuyền hiện đại tại Công ty TNHH Công nghiệp Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên)
Dây chuyền hiện đại tại Công ty TNHH Công nghiệp Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). (Nguồn: BQN)

Trước đó, năm 2023, Quảng Ninh cũng là một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Đây cũng là con số ấn tượng, kỷ lục mới của tỉnh sau hơn 20 năm kể từ thời điểm dự án FDI đầu tiên đầu tư vào địa bàn tỉnh (2002).

Nhận định chính xác từ xa, từ sớm các cơ hội

Thành công trong thu hút FDI của Quảng Ninh đến từ đâu?

Tin liên quan
6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 'Mở cửa' đón dòng khách có mức chi tiêu cao, giàu tiềm năng phát triển

Năm 2023, tận dụng lợi thế là địa phương đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; 6 năm liên tiếp (2017-2022) giữ vị trí quán quân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Quảng Ninh tập trung thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh với các địa phương trong nước và trên thị trường quốc tế.

Đồng thời, tỉnh triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư kết hợp công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, môi trường đầu tư kinh doanh; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực nhằm thu hút tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đầu tư vào tỉnh...

Bên cạnh việc đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, tỉnh đã nhận định chính xác từ xa, từ sớm các cơ hội, chủ động có kế hoạch, chiến lược bài bản trong đổi mới các cơ chế, chính sách hấp dẫn đầu tư và chuẩn bị hạ tầng đồng bộ cho sự bứt phá mới trong thu hút đầu tư.

Trở về năm 2012. Khi đó Quảng Ninh đã chủ động tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư đầu tiên tại tỉnh với sự tham dự của khoảng 300 nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nhiều thông tin về lợi thế cạnh tranh, dư địa phát triển, chính sách đổi mới đã được thông tin với định hướng kêu gọi thu hút đầu tư, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Một năm sau (năm 2013), tỉnh đã công bố 7 quy hoạch chiến lược. Đây được coi là căn cứ, chỉ dẫn quan trọng để tỉnh định vị những giá trị, cơ hội, cùng thách thức, xây dựng lộ trình, tiến độ và nguồn lực nhằm hiện thực hóa các ý tưởng phát triển trong tầm nhìn dài hạn.

Cùng với việc ưu tiên, nâng cao chất lượng điều hành chính quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp… tỉnh cùng các nhà đầu tư chiến lược đã chi hàng chục tỷ USD cho đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông nhằm kết nối liên thông, tổng thể nội tỉnh và liên vùng.

Định hướng phát triển đều bám sát không gian “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, từ đó sớm kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương của tỉnh được phát huy.

Những giải pháp cầu thị, đúng thời điểm đã tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư, đón được làn sóng mới, cơ hội mới, xác lập kỷ lục thu hút nguồn vốn đầu tư FDI thế hệ mới với số vốn khủng.

 KCN Đông Mai hiện có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ. Khu Công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh). (Nguồn: BQN)
Khu Công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh). (Nguồn: BQN)

Chọn chất lượng, thay vì số lượng

Tiếp nối thành công, ngay từ đầu năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, giao cho các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tỉnh cũng ban hành nghị quyết, kế hoạch về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, trong đó đề ra các chỉ tiêu, giải pháp thu hút đầu tư FDI trong các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh duy trì quan điểm thu hút FDI "không chạy theo số lượng, mà chọn chất lượng". Tỉnh tiếp tục thực hiện các phương thức xúc tiến đầu tư truyền thống, nhưng để tăng hiệu quả thì phải nâng tầm quy mô các sự kiện và thể hiện được sự trọng thị của tỉnh. Thay vì chờ nhà đầu tư đến với mình, Quảng Ninh luôn chủ động, tích cực, tập trung tiếp cận tổ chức, cá nhân có sức ảnh hưởng và có vai trò quyết định.

Nhờ vậy, tình hình thu hút FDI năm 2024 của Quảng Ninh có nhiều tín hiệu khả quan.

Mới nhất, đầu tháng 7/2024, Tập đoàn Foxconn - đối tác sản xuất chính của Apple đã được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hai dự án lớn tại Quảng Ninh với tổng vốn đăng ký gần 551 triệu USD.

Đó là dự án sản xuất sản phẩm giải trí thông minh, được đầu tư tại Khu công nghiệp Sông Khoai (Amata) diện tích 21,5 ha, vốn đầu tư 263,7 triệu USD với công suất thiết kế 4,18 triệu sản phẩm/năm và dự án sản xuất thiết bị hệ thống thông minh tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Deep C) trên diện tích 12,4 ha, quy mô vốn 287,2 triệu USD, công suất thiết kế 8,78 triệu sản phẩm/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại (20/8), các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thu hút mới 23 dự án, hầu hết đều là những dự án đầu tư FDI thế hệ mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo sử dụng công nghệ sạch, hiện đại, ít thâm hụt tài nguyên, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế của tỉnh.

23 dự án này đều phù hợp với mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư của địa phương. Đơn cử như: Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp (KCN) Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà do Công ty Gokin Solar (Hong Kong - Trung Quốc) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư là 274,8 triệu USD.

Hay như Dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính tại KCN Sông Khoai (Amata), thị xã Quảng Yên do Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án có công suất thiết kế 930 tấn sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư 57 triệu USD...

Đưa kinh tế cửa khẩu trở thành trụ cột, động lực phát triển của Quảng Ninh

Đưa kinh tế cửa khẩu trở thành trụ cột, động lực phát triển của Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn, trong đó, chú trọng việc đầu ...

Lễ tưởng niệm 60 năm ngày Chiến thắng trận đầu tại Cửa Lục, Quảng Ninh

Lễ tưởng niệm 60 năm ngày Chiến thắng trận đầu tại Cửa Lục, Quảng Ninh

Trận chiến ngày 2 và 5/8/1964, nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta, trong đó có 78 cán bộ, chiến sỹ Hải quân ...

Quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh: Từ địa phương đến thế giới

Quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh: Từ địa phương đến thế giới

Để đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP, Quảng Ninh đã tăng cường thực hiện các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm ...

Quảng Ninh: Hạ Long phấn đấu gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Quảng Ninh: Hạ Long phấn đấu gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Sáng 9/8, đoàn công tác Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Viện ...

Quảng Ninh sẽ tổ chức 92 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch

Quảng Ninh sẽ tổ chức 92 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch

6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã thu hút được 10,429 triệu lượt du khách (đạt 109% so với chỉ tiêu đề ra từ ...

6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 'Mở cửa' đón dòng khách có mức chi tiêu cao, giàu tiềm năng phát triển

6.000 khách du lịch Ấn Độ đến Quảng Ninh: 'Mở cửa' đón dòng khách có mức chi tiêu cao, giàu tiềm năng phát triển

Theo kế hoạch, từ ngày 29/8 đến ngày 3/9, Quảng Ninh sẽ đón đoàn khoảng 6.000 khách du lịch Ấn Độ.