Quốc gia nào mua vũ khí Nga nhiều nhất trong năm 2021?

Quang Hiếu
Trong năm 2021, Nga đã ký kết các hợp đồng bán vũ khí trị giá khoảng 55 tỷ USD cho khách hàng ở khắp thế giới, với mặt hàng chủ yếu là máy bay, hệ thống phòng không và súng trường tấn công AK.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc gia nào mua vũ khí Nga nhiều nhất trong năm 2021?
Năm 2021, Nga vẫn nằm trong danh sách 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. (Nguồn: MWM)

Năm 2021, Nga vẫn nằm trong danh sách 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, cùng với Mỹ, Trung Quốc, Đức và Pháp. Tổng giá trị các thương vụ vũ khí của Moscow chiếm khoảng 20% toàn thế giới.

Theo Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự của Nga (FSVTS) Dmitry Shugaev, bất chấp đại dịch Covid-19, Nga vẫn nỗ lực để ký thêm các hợp đồng vũ khí trị giá 10 tỷ USD trong năm 2021.

Tổng trị giá các hợp đồng quân sự của Nga ước tính lên tới 55 tỷ USD và nước này đang chuyển giao thiết bị theo đúng tiến độ.

Dưới đây là những thương vụ vũ khí tiền tỷ trong năm qua mà Nga ký kết, trong đó có một số đã được tiết lộ với công chúng.

Ấn Độ

Thỏa thuận giữa tập đoàn vũ khí Nga Kalashnikov Concern và quân đội Ấn Độ là sự kiện nổi bật của năm 2021. Nhà sản xuất vũ khí Nga đã ký thỏa thuận trị giá 590 triệu USD với New Delhi về sản xuất súng trường tấn công AK-203 tại một nhà máy ở Korva (Uttar Pradesh, Ấn Độ).

Theo thỏa thuận, New Delhi sẽ sản xuất 671.427 súng trường tấn công AK-203 nhằm phục vụ cho quân đội Ấn Độ. Giá của mỗi khẩu súng sẽ vào khoảng 958 USD.

AK-203 là một loạt súng trường tấn công của Kalashnikov, được sử dụng loại đạn 7,62x39 mm và có một số điều chỉnh so với các khẩu AK hiện đại khác. Ông Vladimir Onokoy thuộc bộ phận hợp tác kỹ thuật quân sự của Kalashnikov cho biết AK-203 đã được cải thiện độ chính xác khi bắn với nhiều chi tiết được nâng cấp.

Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn của Nga. Một hợp đồng vũ khí khổng lồ khác đã được công bố vào năm 2018 khi hai bên ký hợp đồng trị giá 5,8 tỷ USD về sản xuất hệ thống phòng không S-400 và vào cuối năm nay, Moscow sẽ giao lô đầu tiên của tổ hợp này.

Ông Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ khuyến khích công nghệ thế kỷ 21, cho biết: "Hiện tại, S-400 vẫn là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Nó có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu trên không hiện đại và có tầm nhìn, từ bom đến máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa hành trình".

Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng Ấn Độ là đối tác nước ngoài đầu tiên của Nga nhận được hệ thống này.

Trung Đông và châu Phi

Năm 2021, Nga đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 1,7 tỷ USD với 17 quốc gia châu Phi.

Rosoboronexport (công ty Nga phụ trách vận chuyển vũ khí ra nước ngoài) không chỉ rõ chính xác loại vũ khí nào và nơi giao hàng trong khu vực châu Phi, nhưng tiết lộ rằng lô hàng bao gồm máy bay trực thăng, hệ thống phòng không, thiết bị hải quân, xe bọc thép hạng nhẹ, cũng như súng cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Ông Dmitry Litovkin, biên tập viên của Independent Military Review, lưu ý kể từ đầu năm 2021, tất cả các hoạt động bán vũ khí cho nước ngoài đều được coi là bí mật quốc gia. Vì vậy, Rosoboronexport chỉ được tiết lộ về loạt thiết bị mà họ chuyển giao trong khu vực, trừ khi thông tin bị rò rỉ trên báo chí thông qua các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Nhắc đến việc Nga giới thiệu các tàu sân bay bọc thép BTR-80, loạt súng trường tấn công AK mới nhất (AK-12, AK-15, AK-19, AK-308,...) , cũng như tên lửa chống tăng Kornet tại một cuộc triển lãm quân sự vào giữa năm 2021, ông Dmitry Litovkin dự đoán danh sách bán hàng tiềm năng có thể bao gồm các loại vũ khí này.

Trong các cuộc triển lãm quân sự ở Trung Đông, Nga cũng ký kết được các hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD và đấu thầu các đợt giao hàng trong tương lai sẽ mang về cho nước này hơn 2,5 tỷ USD sau ký kết.

Tại triển lãm Dubai Airshow 2021 vào tháng 11/2021, Nga đã trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Checkmate, cùng các máy bay không người lái chiến đấu đã được thử nghiệm ở Syria và máy bay dân dụng tầm trung MC-21 mới.

Quốc gia nào mua vũ khí Nga nhiều nhất trong năm 2021?
Nga trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Checkmate tại triển lãm Dubai Airshow 2021 vào tháng 11/2021. (Nguồn: TASS)

Mỹ

Bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã lập kỷ lục trong việc bán đạn cho Mỹ.

Theo dữ liệu thương mại nước ngoài của Cục thống kê dân số Mỹ, được trích dẫn bởi nhật báo thương mại RBK (Nga), trong 10 tháng đầu năm 2021, các công ty Mỹ đã nhập khẩu vũ khí, đạn dược cỡ nhỏ trị giá 157,9 triệu USD của Nga. Trong đó có khoảng 7,7 triệu viên đạn dành cho súng AK dân sự.

Ông Litovkin chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ bắt đầu áp đặt từ tháng 8/2021 nhằm hạn chế việc cấp phép tiếp tục mua súng và đạn dược từ Nga. Bởi vậy, các công ty Mỹ cố gắng mua càng nhiều đạn càng tốt cho khách hàng của họ trước khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực.

Trong một vài năm tới, các biện pháp hạn chế mới sẽ cấm hoàn toàn việc Nga bán đạn cho Mỹ, buộc các công ty Mỹ phải tìm kiếm các nhà cung cấp đạn mới cho súng trường AK.

Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS)

Mặc dù công ty Rosoboronexport không tiết lộ giá trị của các hợp đồng quân sự với các nước CIS, nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước này. Xuất khẩu vũ khí vẫn là một phần quan trọng trong hợp tác quân sự giữa Moscow và các đồng minh trong khu vực.

Các nhà nhập khẩu vũ khí chính của Nga là Kazakhstan và Belarus.

Kazakhstan là quốc gia đầu tiên tiếp nhận 5 tổ hợp phòng không S-300PS và 16 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4+ Su-30. Nga cũng gia hạn hợp đồng với Kazakhstan về việc giao máy bay chiến đấu Su-30SM.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu vũ khí Nga sang Belarus đã tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Mặt hàng chủ yếu là các hệ thống phòng không và máy bay cho lực lượng không quân Belarus.

Có thông tin tiết lộ rằng Minsk đã nhận tổ hợp phòng không S-300 và máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130.

Nam Mỹ

Kể từ đầu năm 2000, Nga đã tiến hành buôn bán và sản xuất vũ khí với 7 quốc gia Nam Mỹ, bao gồm Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Peru, Uruguay và Venezuela.

“Moscow sản xuất và bán máy bay trực thăng, xe thiết giáp hạng nhẹ, hệ thống phòng không và vũ khí cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Khách hàng lớn nhất của chúng tôi trong khu vực là Venezuela", ông Litovkin tiết lộ quân đội của các nước này chủ yếu được trang bị vũ khí do Nga sản xuất.

Theo đó, Moscow và Caracas có các hợp đồng vũ khí trị giá hàng tỷ USD, bao gồm các loại phương tiện mặt đất, vũ khí và trực thăng. Thông tin công khai cho biết Venezuela đã mua từ Nga phương tiện bộ binh bọc thép, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-3M và xe chở quân bọc thép BTR-80A.

Ngoài ra, hai bên cũng có hợp đồng cho các hệ thống pháo binh, như Msta-S và hệ thống tên lửa Grad, hay hợp đồng mua xe tăng T-72B1 và ​​các hệ thống phòng không S-300VM, Buk-M2 và Tor-M1.

Lực lượng Không quân Venezuela cũng mua các máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải của Nga, ví dụ như Mi-17-1B Panare, Mi-26T2 Pemon và Mi-35M2 Caribe, và máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2B .

2021 - Năm ghi dấu nhiều thành tựu nổi bật trong hoạt động đối ngoại về quyền con người của Việt Nam

2021 - Năm ghi dấu nhiều thành tựu nổi bật trong hoạt động đối ngoại về quyền con người của Việt Nam

Trong năm 2021, hoạt động đối ngoại về quyền con người của Việt Nam đạt nhiều thành tựu, dấu ấn nổi bật, thể hiện qua ...

Nga sử dụng tàu phá băng Evpaty Kolovrat nhằm mục đích gì?

Nga sử dụng tàu phá băng Evpaty Kolovrat nhằm mục đích gì?

Để vận hành tuyến đường biển phương Bắc, và tiếp tục những hoạt động nghiên cứu thủy văn ở Bắc Cực, Nga đang ưu tiên ...

(theo Russia Beyond)

Đọc thêm

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa công bố top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất 2024, trong đó có đến 6 cái tên mang nhãn ...
Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Fulham vs Crystal Palace tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Chế độ bảo vệ mắt trên điện thoại OPPO sẽ giúp cho mắt của bạn đỡ mỏi khi sử dụng lâu. Nhưng nếu sử dụng nó quá nhiều cũng sẽ ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động