Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác tư pháp

Kim Hồng
Chiều 23/10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tại cuộc họp. (Nguồn: quochoi.vn)

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao

Trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, qua quá trình thẩm tra, Ủy ban Tư pháp năm 2021 nhận thấy, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời tích cực bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ủy ban Tư pháp ghi nhận, đánh giá cao kết quả các ngành đã đạt được, nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội, đồng thời chia sẻ với Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC về những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến một số chỉ tiêu công tác giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, Ủy ban Tư pháp nêu rõ: Mặc dù về tổng thể chung, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, tuy nhiên một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng, như: hiếp dâm trẻ em tăng 9,26%; lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 4,19%, gây rối trật tự công cộng 18,73%.

Số vụ giết người tuy có giảm nhưng xảy ra một số vụ với tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm chống người thi hành công vụ tiếp tục gia tăng 20,18% và diễn biến phức tạp; vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra ở nhiều nơi; tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp; việc lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội để làm mất an ninh trật tự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc… vẫn diễn ra công khai.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với tình hình trên thực tế, nhất là vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều địa phương nhưng chủ yếu là xử lý hành chính.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng và xảy ra ở nhiều lĩnh vực, số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm tỷ đồng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tội phạm, vi phạm pháp luật về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, nhất là trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 được phát hiện xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế, số vụ phát hiện giảm so với cùng kỳ.

Trong công tác điều tra xử lý tội phạm, vẫn còn một số hạn chế như: tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt yêu cầu của Quốc hội (mới đạt mới đạt 88,81%), chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội giao (trên 90%). Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm.

Đảm bảo đúng pháp luật

Đối với Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành Kiểm sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND các cấp tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có nhiều chuyển biến, trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa được tăng cường.

Toàn cảnh phiên họp nghe Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021. (Nguồn: quochoi.vn)
Toàn cảnh phiên họp nghe Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021. (Nguồn: quochoi.vn)

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, năm 2021, công tác điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC cơ bản bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật. Tuy nhiên, số lượng tố giác, tin báo về tội phạm phải tạm đình chỉ giải quyết còn chiếm tới 49,6%.

Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm giảm 4,3% và tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng giảm 5,03% so với năm 2020. Đồng thời, dư luận cử tri còn nhiều băn khoăn, cho rằng số vụ án được khởi tố, điều tra vẫn chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Chất lượng xét xử của TANDTC được nâng lên

Đối với Báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của các Tòa án, Ủy ban Tư pháp nhận thấy: Năm 2021, công tác xét xử gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Song, các TAND đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời nên chất lượng xét xử và nhiều chỉ tiêu công tác tiếp tục đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội.

Cụ thể, về xét xử các vụ án hình sự, tỷ lệ xét xử đạt 89,62%; số lượng, chất lượng xét xử đều vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao. Đặc biệt, trong năm qua chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Hình phạt mà TAND áp dụng cơ bản nghiêm minh. Việc cho các bị cáo hưởng án treo; cải tạo không giam giữ; áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Các TAND đã đưa ra xét xử kịp thời, áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã được xét xử kịp thời, nghiêm minh, chú trọng áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt về ngân sách Nhà nước.

Các vụ án hình sự khác, nhất là các vụ án ma túy, xâm hại tình dục trẻ em nhìn chung được đưa ra xét xử khẩn trương và áp dụng hình phạt nghiêm minh với đối tượng phạm tội.

Bên cạnh đó, chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được nâng lên và đều vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, TANDTC đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao tỷ lệ và chất lượng công tác giải quyết đơn. Cơ bản, chất lượng trả lời đơn, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND được bảo đảm.

Sớm có giải pháp khắc phục những hạn chế

Qua thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp sớm khắc phục những hạn chế đã nêu trong Báo cáo thẩm tra.

Cùng với đó, tiếp tục có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, phòng chống gian lận thương mại, môi trường, an toàn thực phẩm; hoạt động đấu thầu, định giá, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… để hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật, tội phạm và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm trên các lĩnh vực này.

Không chỉ vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng cần tiếp tục có giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự theo yêu cầu của Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội; tăng cường các biện pháp bảo đảm thi hành hiệu quả phần tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng; giảm thiểu vi phạm trong hoạt động thi hành án dân sự;tiếp tục tăng cường kỉ luật, kỉ cương trong công tác thi hành án hành chính.

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ việc chấp hành án hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của người được thi hành án.

Đối với Viện trưởng VKSNDTC, Ủy ban thẩm tra đề nghị tăng cường chỉ đạo, thực hiện các giải pháp quyết liệt để khắc phục hạn chế đã được nêu ra trong báo cáo thẩm tra; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự; hạn chế đến mức thấp nhất việc Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung để khởi tố tội phạm mới, người phạm tội mới; tập trung hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC.

Đồng thời, phối hợp với Chính phủ, TANDTC đánh giá cụ thể nguyên nhân và có giải pháp nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế; tích cực phối hợp với Chính phủ, TANDTC tiến hành sơ kết, tổng kết các đạo luật về tư pháp, để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Chánh án TANDTC, tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đặc biệt là có giải pháp mạnh mẽ đẩy nhanh tiến độ và nâng cao tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính, bảo đảm đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm trong công tác xét xử, hạn chế việc VKSND phải ban hành các kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm; tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để nâng cao số lượng các vụ việc hòa giải, đối thoại thành.

Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trong đó thực hiện tốt nhiệm vụ Quốc hội giao tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 41/2017/QH14 của Quốc hội.

Quốc hội tán thành sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng

Quốc hội tán thành sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần ...

Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, sáng ngày 23/10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo ...

Đọc thêm

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động